Khoai@
Bài xưa nhưng tính thời sự còn nguyên vẹn, anh khảo lên đây nhân chuyện chuẩn bị cho Luật biểu tình. Tên bài ban đầu là: "‘Lưỡi dao’ biểu tình: chơi không cẩn thận thì đứt tay" đã được đăng lên Tre Làng.
----------------
Mô típ lặp lại và thông điệp ngầm
Bao giờ cũng vậy, các cuộc biểu tình đều bắt nguồn từ việc Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam (1). Sau đó, Nhà nước lên tiếng phản đối để thông báo cho toàn dân biết điều này. Trong dư luận hình thành làn sóng phẫn nộ với hành động hỗn xược của Trung Quốc, người dân có nhu cầu biểu thị tình cảm ái quốc và biểu tình là một lựa chọn. Hào hứng với cách thức này nhất là nhóm những người có tư tưởng chống đối nhà nước. Đây cũng là thường là nhóm tích cực kêu gọi tổ chức biểu tình (2). Tiếp đó, các cuộc biểu tình (thường có hơn một cuộc) diễn ra với sự tham gia của cả phái “chống nhà nước” – và những người – tạm gọi là phái “thân nhà nước” – ghét Trung Quốc, nhưng không chống chế độ.
Trong các cuộc biểu tình này, mọi người thường hô các khẩu hiệu chống Trung Quốc mạnh mẽ như “Trung Quốc, hàng xóm to xác xấu bụng”, “Trung Hoa vĩ đại, xử sự tầm thường”, “Biển Đông của chúng ta không phải ao nhà của nó”… (Có những khẩu hiệu nặng nề hơn theo “style” của những năm 1980 không hợp lắm với tình hình biển đảo nên người viết không nêu ra ở đây). Tuy ít, nhưng các khẩu hiệu cũng được viết bằng tiếng nước ngoài (tiếng Anh và tiếng Trung) như “Say NO to U-line, Say YES to UNCLOS”, China, stop invading Vietnam, Paracel Islands & Spratly Islands belong to Vietnam… Các khẩu hiệu này, đôi khi, còn sai chính tả hay ngữ pháp. Ví dụ như nhà báo Xuân Bình từng diễn tả khẩu hiệu “Paracel Islands & Spratly Islands belong to Vietnam” rất đơn giản là “Hoang Sa, Truong Sa of Vietnam”.
Trong các cuộc biểu tình, những người thuộc phái “chống nhà nước” luôn chăm chăm lồng ghép các nội dung chống Nhà nước để đạt mục đích chính trị của họ. Ví dụ, năm 2007, sinh viên Kim Duy (người tự xưng là cháu ngoại ông Kim Ngọc, cố bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc) đã trưng bức tranh châm biếm cả Trung Quốc lẫn Nhà nước Việt Nam. Năm 2011, người ta trưng biểu ngữ “Vì đâu nên nỗi?”. Còn năm 2012 là biểu ngữ “Hãy ‘hành động’ xứng đáng với tiền thuế của dân”…
Điểm thú vị ở chỗ, các cuộc biểu tình luôn diễn ra vào chủ nhật, ngày mà mọi người được nghỉ – gồm cả lực lượng chức năng – bất chấp sự kiện khơi mào cho nó diễn ra từ đầu tuần, thậm chí tuần trước nữa. Ban đầu, các cuộc biểu tình này được tạo điều kiện và diễn ra êm thấm. Lực lượng chức năng không can thiệp, không để xảy ra va chạm. Thậm chí, ở Hà Nội, họ còn phân luồng giao thông để đoàn người biểu tình tuần hành qua các con phố, hoặc đi trên vỉa hè (năm ngoái) hoặc đi dưới lòng đường (năm nay). Đến gần trưa thì đoàn người biểu tình tự giải toán hoặc được thuyết phục giải tán.
Tuy nhiên, khi biểu tình tái diễn nhiều lần, nó không nhận được những ưu đãi như thế nữa. Các lực lượng chức năng thực hiện nhiều biện pháp nghiệp vụ để giải tán từ rất sớm. Họ phân tách đoàn người biểu tình thành các nhóm nhỏ, thuyết phục và đôi khi cưỡng chế đối với những người muốn tiếp tục biểu tình (thường là người phái “chống nhà nước”).
Một số ý kiến cho rằng, qua hành động của lực lượng chức năng có thể đoán được thái độ của Nhà nước với hoạt động biểu tình. Khi có sự ủng hộ ngầm, các lực lượng chức năng đảm bảo cho biểu tình được diễn ra suôn sẻ. Khi không “bật đèn xanh”, biểu tình nếu được khơi lên thì cũng diễn ra rất ngắn ngủi. Năm 2011, lần đầu tiên Thông tấn xã Việt Nam phá tan sự im lặng vốn có của truyền thông Nhà nước với các cuộc biểu tình bằng cách gọi đây là hoạt động tự phát, “tụ tập để thể hiện lòng yêu nước và ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc”. Dù không công nhận, hoặc chỉ công nhận ở mức thấp như trên, nhưng với nhiều người, rõ ràng Nhà nước đã có động thái ủng hộ biểu tình bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ.
Với thông điệp được cho là kín đáo này, phái “thân nhà nước” khá nhạy cảm. Khi nhận biết, họ tự nguyện giải tán hoặc không tham gia ngay từ đầu. Còn những người thuộc phái “chống nhà nước” luôn tìm cách kéo dài các cuộc biểu tình và cách chống lại sự điều hành trật tự trị an. Đôi lúc sự lì lợm này đã gây ra các vụ đụng độ. Năm 2011, một người biểu tình tên Đức, sống ở khu ĐH Bách Khoa, Hà Nội bị một người khác – mặc thường phục – đạp vào mặt. Những sự vụ như vậy, dù chẳng ăn nhằm gì với hoạt động trấn áp biểu tình ở nước ngoài, được phái “chống nhà nước” và các đài báo phương Tây hướng địa phương ưu tiên thổi phồng, cốt đào sâu ngăn cách giữa người biểu tình với lực lượng chức năng và làm xấu hình ảnh Nhà nước.
‘Lưỡi dao’ biểu tình: chơi không cẩn thận thì đứt tay
Trong các mô tả của phái này, lực lượng chức năng là “những kẻ bán nước”, còn những người bị khống chế và cách ly khỏi hoạt động biểu tình như yếu tố bất ổn tiềm tàng thường được tôn vinh như những anh hùng. Năm 2007, một em học sinh tên Huyền Hương bị tạm giữ (không quá nửa ngày) được báo đài Hải ngoại vinh danh là “xứng danh con cháu Bà Trưng – Bà Triệu”. Còn trong năm 2011, một người phụ nữ nên tên Minh Hằng được phái “chống nhà nước” bầu chọn là “nhân vật của năm”. Người này từng hùng hồn tuyên bố yêu nước bằng cả “máu trên và máu dưới”. Trên hai vai bà ta còn săm chữ “nợ nước” – “thù nhà” (sau người ta mới hiểu ý nghĩa cao siêu của mấy chữ đó là “cục nợ của đất nước” và “kẻ thù của gia đình”).
Đọc thêm »
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
comment xây dựng Tre Làng Blog nhớ viết có dấu, có lịch sự