Blog Tre Làng Phản Biện những vấn đề chính trị xã hội, chửi cái lũ phản động

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

SÓI ĐỘI LỐT CỪU

Ong Bắp Cày

Ngày 8-6, tờ China Times cho rằng, căng thẳng lãnh thổ giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines sau việc Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 (HD-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam mới chỉ là khúc dạo đầu cho 1 thời kỳ xung đột kéo dài giữa Bắc Kinh với 2 nước láng giềng Đông Nam Á

Ngày 8-6, tờ China Times cho rằng, căng thẳng lãnh thổ giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines sau việc Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 (HD-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam mới chỉ là khúc dạo đầu cho 1 thời kỳ xung đột kéo dài giữa Bắc Kinh với 2 nước láng giềng Đông Nam Á. Cũng trong ngày 8-6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại ngang ngược tuyên bố: Giàn khoan HD-981 nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc; đồng thời trơ trẽn tố cáo cái gọi là Việt Nam có hành động khiêu khích Trung Quốc. Trước đó (5-6), tờ China Times dẫn phân tích của tờ Đa Chiều (tờ báo của người Hoa hải ngoại) cho rằng, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sẵn sàng chuẩn bị cho 1 hoặc 2 cuộc chiến tranh nhằm khẳng định vị thế của Bắc Kinh trong khu vực. Bởi ông Tập Cận Bình tự đặt cho mình 2 mục tiêu đầy tham vọng, đó là người dân Trung Quốc sẽ có cuộc sống khá giả vào năm 2020 và xây dựng Trung Quốc trở thành quốc gia dân chủ hiện đại vào năm 2049.

Chỉ muốn làm theo cách của mình

Ngày 7-6, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin, Trung Quốc đang lên kế hoạch biến một số bãi đá tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) thành những hòn đảo nhân tạo nhằm tìm cách mở rộng chỗ cắm chân trên Biển Đông. Và nếu kế hoạch này được chấp thuận sẽ là dấu hiệu nữa của thay đổi chiến lược từ cái gọi là phòng thủ sang tấn công của Trung Quốc trên Biển Đông. Theo giới chuyên môn, đây là một trong những động thái để Bắc Kinh tiến tới áp đặt ADIZ trên Biển Đông.

Ngày 7-6, người phát ngôn của Tổng thống Philippines, bà Abigail Valte cho biết, Manila đang điều tra những thông tin cho rằng, Trung Quốc đã gây tổn hại các bãi đá ngầm trong nỗ lực biến 2 bãi đá ở Biển Đông thành 2 hòn đảo. Trang tin Rappler của Philippines dẫn lời Ngoại trưởng Albert del Rosario: Nếu khẳng định Trung Quốc tăng cường sự hiện diện trong vùng biển đang có tranh chấp thì Manila sẽ chính thức phản đối Bắc Kinh làm thay đổi nguyên trạng các vùng biển đang có tranh chấp, vi phạm DOC. Tuyên bố này diễn ra sau khi tờ Straits Times dẫn lời Tổng thống Benigno Aquino cho biết (5-6), Trung Quốc đã điều tàu và có thể sẽ thay đổi hiện trạng 2 bãi đá ở Trường Sa. Giới truyền thông Đài Loan từng dẫn lại thông tin của tờ Global Times cho rằng, Trung Quốc dự tính xây đảo nhân tạo (với căn cứ không quân và cảng hải quân) gần đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, để cạnh tranh với Việt Nam và Philippines trong những tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Philipines Voltaire Gazmin

Ngày 5-6, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin, Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc vừa ấn hành cuốn sách vu cáo trắng trợn Việt Nam và Philippines đã cướp ASEAN để tranh thủ sự ủng hộ của khối trong vấn đề Biển Đông, chia rẽ Trung Quốc với láng giềng; đồng thời cáo buộc thế lực bên ngoài như Mỹ, Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam và Philippines khai thác ASEAN, tạo ra sự chia rẽ và bất ổn?! Dư luận cũng quan tâm tới những biện giải của một số học giả Trung Quốc khi họ đội lốt khoa học để xuyên tạc về Biển Đông. Trong bài viết trên tờ Thời báo Hoàn Cầu và Iternational Herald Leader một số học giả như Hà Tiều Trại, Tôn Tiểu Nghênh, Lục Kiến Nhân làm việc tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Quảng Tây đã tìm cách biện giải cho hành động Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Ngày 4-6, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Penny Pritzker cho biết, Washington muốn mở rộng quan hệ kinh tế với châu Á - khu vực đang tăng trưởng nhanh nhất thế giới - nhưng hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông làm nảy sinh tình hình căng thẳng, ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh tại đây. Đồng thời nhấn mạnh, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 với sự hộ tống của nhiều tàu trong vùng biển Việt Nam là hành động khiêu khích và gây thêm căng thẳng, bất ổn, không tốt cho môi trường kinh doanh.

Ngày 5-6, tờ The Straits Times dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen nhận định, nguy cơ các cuộc tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông gây thiệt hại cho giao thương tại châu Á là rất thực tế. Đồng thời khẳng định, Trung Quốc phải rõ ràng về tầm nhìn cũng như vị trí của Bắc Kinh trong trật tự thế giới mới.

Không chịu bị lép vế

Ngày 6-6, Hãng Kyodo dẫn lời Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, Tokyo hy vọng Bắc Kinh sẽ minh bạch hơn trong chương trình quốc phòng. Trước đó (5-6), Bộ Quốc phòng Mỹ đã trình Quốc hội nước này với khuyến cáo, Trung Quốc đã khai man ngân sách quốc phòng thấp hơn thực tế tới 20%. Lầu Năm Góc khẳng định, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2013 là gần 145 tỉ USD, cao hơn nhiều con số chính thức 119,5 tỉ USD mà Bắc Kinh công bố.

Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga

Ngày 5-6, Bộ Quốc phòng Mỹ đã trình lên Quốc hội báo cáo (dày 96 trang) với tựa đề “Những phát triển an ninh và quân sự ở Trung Quốc”, trong đó cảnh báo Washington phải chuẩn bị để đối phó với khả năng xảy ra xung đột. Bởi Trung Quốc đang theo đuổi chương trình hiện đại quân sự toàn diện nhằm cải thiện năng lực đối phó với các tình huống xung đột khẩn cấp, chớp nhoáng và ác liệt trong khu vực như Biển Đông và biển Hoa Đông. Bên cạnh đó, Bắc Kinh đang thể hiện cách hành xử đối đầu và đe dọa trong tranh chấp lãnh thổ sau khi phát triển năng lực tác chiến tầm xa và hiện đại hóa không quân, tàu ngầm.

Bộ Quốc phòng Mỹ cũng cảnh báo, Trung Quốc có thể sẽ bắt đầu cho tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo có khả năng đánh chặn tên lửa hạt nhân tuần tra 24/24 trên biển trong năm nay. Lầu Năm Góc tuy không đưa ra con số ước tính về quy mô kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, nhưng theo giới chuyên gia, Bắc Kinh đang có khoảng 250 đầu đạn hạt nhân. Ngày 4-6, trang mạng “Tiêu điểm Trung - Mỹ” đăng bài “Quân đội Mỹ vẫn có thể đe dọa Trung Quốc” của tác giả Benjamin Friedmann. Bài viết bày tỏ lo ngại trước việc Lầu Năm Góc cắt giảm ngân sách và phân tán nguồn lực ở châu Âu và Trung Đông làm suy yếu khả năng hoặc mong muốn tác chiến của Mỹ. Và điều này tạo cơ hội cho Trung Quốc gia tăng khả năng xâm lược lãnh thổ của nước khác.

Ngày 5-6, trang tin quân sự Arms-Tass cho biết, Nhật Bản đã thông qua việc mua 3 máy bay trinh sát không người lái RQ-4 Global Hawk vào năm 2015 với tổng giá trị lên tới 100 tỉ yen nhằm thực hiện nhiệm vụ giám sát và cảnh giới không phận và khu vực biển xung quanh khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trước đó (4-6), Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết, Tokyo sẽ thực hiện mọi biện pháp có thể để giám sát chặt chẽ các hòn đảo xa nhằm ứng phó với tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

Ngày 6-6, lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho biết, 2 tàu Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải rộng 12 hải lý quanh một trong các hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Việc này diễn ra sau khi G7 bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình căng thẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông. G7 phản đối bất kỳ nỗ lực đơn phương của bất kỳ nước nào nhằm khẳng định lãnh thổ hay tuyên bố chủ quyền hàng hải thông qua hăm dọa, áp chế hay sử dụng vũ lực. G7 kêu gọi tất cả các bên làm rõ và theo đuổi tuyên bố lãnh thổ, tuyên bố chủ quyền hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế.

Sự ngang ngược của Trung Quốc
Đọc thêm »

SÓI ĐỘI LỐT CỪU Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Unknown

1 nhận xét:

  1. Mối đe dọa an ninh trên Biển đông là rất hiện hữu, các nước cần đấu tranh mạnh mẽ chống lại các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển đông

    Trả lờiXóa

comment xây dựng Tre Làng Blog nhớ viết có dấu, có lịch sự