Blog Tre Làng Phản Biện những vấn đề chính trị xã hội, chửi cái lũ phản động

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

TẠI SAO TRUNG QUỐC - MỘT NƯỚC LỚN - LẠI HÀNH ĐỘNG TRƠ TRÁO NHƯ THẾ?

Nguyễn Hồng Trân

Bài lấy ở đây:

Bây giờ nói đến chính phủ Trung Quốc [TQ] là toàn dân ta đều căm phẫn trước hành vi lấn chiếm giang sơn đất Việt trước đây và lãnh hải Việt Nam ngày nay một cách nhẫn tâm trắng trợn. TQ ngày càng liều lĩnh đánh lấn chiếm nhiều nước láng giềng. Họ bất chấp luật pháp Quốc tế, bất chấp mọi sự phản đối rầm rộ của nhân dân trên toàn thế giới về hành vi sai trái của họ. Thật là nhục nhã cho một nước lớn!...

Chúng ta cứ nhìn lại trong mấy nghìn năm lịch sử, TQ đã đánh chiếm nước ta nhiều lần và cuối cùng cũng đều bị quân dân ta đánh lại cho thất bại thảm hại rút chạy cấp tốc về nước. Thế mà đến nay họ vẫn không chừa cái tham vọng bành trướng ấy! Cái mộng xâm lăng của TQ vẫn còn. Chúng nó hành động như một kẻ điên rồ, mù quáng. Cả thế giới đã kịch liệt phản kháng những điều sai trái đó, nhưng họ vẫn không chùn tay. Chính phủ TQ đã lật lọng những điều họ đã tham gia ký vào các văn bản quốc tế tôn trọng chủ quyền biển đảo của các nước trong khu vực. Giờ đây TQ đã đánh mất hết danh dự và uy tín trước thiên hạ rồi! 

TQ từ lâu đã từng đánh lấn chiếm lãnh thổ các nước lân cận như, Ấn Độ (năm 1962), Liên Xô cũ(1969, 1980), Việt Nam(1979) v.v…

1. Quân TQ đánh lấn biên giới Trung-Ấn, đó là một cuộc chiến tranh giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Ấn Độ. Do TQ lấn chiếm sang khu vực biên giới AksaiChin và bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, mà Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng. Hàng loạt các cuộc xung đột biên giới diễn ra sau cuộc nổi dậy Tây Tạng năm 1959. Ấn Độ cũng thực hiện chính sách thiết lập một số tiền đồn dọc biên giới, gồm cả một số vị trí nằm ở phía bắc tuyến McMahon. 

Chiến tranh Trung - Ấn năm 1962

Giao tranh bắt đầu ngày 20 tháng 10 năm 1962 giữa Quân TQ và Quân đội Ấn Độ. Quân Trung Quốc đồng loạt mở các cuộc tấn công tại Ladakh và dọc theo tuyến McMahon, rồi tràn qua các vị trí của quân Ấn Độ tại cả hai mặt trận, đánh chiếm được Rezangla tại Chushul ở mặt trận phía Tây, cũng như Tawang ở mặt trận phía Đông. Sau đó bị quân Ấn đánh lại dữ dội. Quân Trung Quốc đơn phương tuyên bố ngừng bắn vào ngày 20 tháng 11 năm 1962, và rút khỏi phần lớn các khu vực chiếm được.

Hệ quả của cuộc chiến là Ấn Độ thay đổi toàn diện quân đội để chuẩn bị cho các xung đột tương tự trong tương lai. Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru lúc bấy giờ bị cho là người chịu trách nhiệm vì đã không tiên liệu được cuộc xâm lấn của Trung Quốc.

2. Quân TQ đánh lấn sang biên giới Trung- Xô:

các chiến sĩ biên phòng Xô Viết hy sinh trong ngày 2 tháng 3 năm 1969 tại cái cồn nổi Damansky

Dọc theo biên giới dài 4.380 km nơi mà 658.000 quân Xô Viết đối đầu 814.000 quân Trung Quốc. Vào ngày 2 tháng 3 năm 1969 một đơn vị biên phòng Xô Viết bị các lực lượng Trung Quốc bất ngờ đánh lấn sang biên giới Trung -Xô vùng Mãn Châu Lý và Damansky. Quân Xô Viết bị chết 31 binh sĩ và 14 bị thương. Lúc bấy giờ nhân dân Liên Xô đã biểu tình khắp nơi để phản đối hành động xâm chiếm của TQ. Nhưng TQ vẫn tiếp tục khiêu khích và xuyên tạc sự thật về biên giới Xô-Trung. Lúc đó Liên Xô thấy không còn tình nghĩa anh em trong phe XHCN nữa và liền tuyên bố rằng:

“Sau một tuần, nếu quân TQ không dừng lấn chiếm và rút quân thì quân đội Xô Viết sẽ dùng biện pháp mạnh để bảo bệ toàn vẹn lãnh thổ của mình”.

Sau một tuần vẫn không thấy quân TQ rút lui, quân Liên Xô đã đồng loạt tấn công bằng trọng pháo vào các nơi tập trung quân Trung Quốc tại Mãn Châu Lý và tấn công đảo Damansky bằng súng phun lửa và pháo phản lực cực nhanh BM-21 "Mưa đá". Trận đánh quyết liệt này làm cho quân TQ bị tử trận 800 lính, phía Xô Viết đã hy sinh hơn 60 chiến sĩ.

3. Quân TQ đánh lấn biên giới Trung –Việt ở phía Bắc:

Cuộc đánh lấn xâm chiếm biên giới Việt Nam của quân TQ nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đưa quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước.

Chiến tranh biên giới Việt - Trung kéo dài trong một tháng. Quân TQ đánh lấn vào các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên.

Quân ta đã cương quyết chống lại sự tấn công xâm lược có ý đồ đe dọa thâm độc đó của Chính phủ TQ. Cuộc chiến xẩy ra trong khoảng thời gian ngắn nhưng thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Quân TQ thất bại nhục nhã đành phải rút lui vào ngày 16 tháng 3 năm 1979.

Tù binh Trung Quốc sau khi rút lui

Sau chiến tranh biên giới 1979, mặc dù TQ rút quân, nhưng quân Trung Quốc vẫn chiếm đóng khoảng 60 km2 lãnh thổ biên giới mà trước đó Việt Nam kiểm soát. Trung Quốc. Đồng thời cũng chiếm một số điểm cao chiến lược dọc biên giới Việt Nam, nhằm làm bàn đạp cho các cuộc tấn công quân sự sau này. Xung đột vũ trang vẫn liên tục xảy ra sau đó trên tuyến biên giới giữa hai nước trong suốt thập niên 1980.

Quân TQ đã trả giá nặng nề về những hành động sai trái của mình. Giờ đây, họ còn mở rộng hành lang xâm lấn vùng lãnh hải, vùng trời của các nước xung quanh nữa. Thật là quá tham lam một cách trắng trợn! Mặc dù dân chúng của nhiều nước trên Thế giới đã kịch liệt phản đối, nhưng Chính phủ TQ không chùn tay mà còn có thái độ không thiện chí và làm cho tình hình an ninh tại biên Đông càng thêm căng thẳng. Nhất là sau sự kiện đầu tháng 5 vừa rồi, TQ đã ngang nhiên cho hạ đặt giàn khoa Hải Dương 981 ở trong vùng lãnh hải đặc quyền kinh tế của Việt Nam một cách trái phép. Lại còn đem hàng chục tầu quân sự và máy bay ra uy hiếp, mặt khác, họ còn cho tàu vòi rồng phun nước lên tàu kiểm ngư của Việt Nam và cố tình cho tàu va chạm, đâm chìm tàu đánh cá của Việt Nam.

Sự khiêu khích ngang trái quá đáng như thế làm cho nhân dân Việt Nam và thế giới kịch liệt phản đối. Tuy vậy, TQ vẫn cứ leo thang hành vi sai trái của mình. Chính phủ TQ thì như điếc, lại còn cho mấy tay đại sứ quán TQ ở một vài nước đưa tin xuyên tạc sự thật về sự kiện TQ hạ đặt gian khoan tại vùng biển gần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Thật đáng buồn cười thay cho họ là trước đó không lâu có nhiều vị đại diện cao cấp của Nhà nước TQ cứ sang thăm Việt Nam liên tục và lúc nào cũng nhiều lời cái điệp khúc giả dối: “Tình hữu nghị Trung- Việt đời đời bền vững” và họ cũng luôn nhắc đi nhắc lại phương châm 16 chữ vàng mà TQ dành cho hai nước Trung-Việt:

“Ổn định lâu dài, Hướng tới tương lai, Hữu nghị láng giềng, Hợp tác toàn diện”.

Ôi, Thật là hài hước! Giờ đây có ai tin cái phương châm cao cả của 16 chữ vàng đó nữa không ? Sự thật trải nghiệm qua thực tế đã phơi bày cả rồi. Bày ra 16 chữ vàng để trang trí cho tình hữu nghị ngoại giao, khách sáo mà thôi.

Toàn dân Việt Nam và nhiều nhà ngoại giao và cả dân chúng thế giới rất hoan nghênh lời phát biểu thẳng thắn của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng về sự kiện TQ lấn chiếm vùng lãnh hải đặc quyền kinh tế của Việt nam:

«... Để giải quyết sự căng thẳng ở biển Đông hiện nay, Việt Nam không dùng biện pháp quân sự, Việt Nam không chấp nhận đánh đổi chủ quyền biển đảo thiêng liêng để lấy một thứ hòa bình hữu nghị viển vông !... »

Chúng tôi tin rằng đến một lúc nào đó, những âm vang phản đối mạnh mẽ của thế giới dội vào tai các nhà lãnh đạo TQ và họ sẽ rút lui mà thôi. Đấng Đại Trượng phu nước lớn không thể làm xấu mặt mình một cách trắng trợn như một kẻ tiểu nhân mù điếc như vậy mãi được !...

Nguyễn Hồng Trân
(cựu GV Đại học KH- Huế)

TẠI SAO TRUNG QUỐC - MỘT NƯỚC LỚN - LẠI HÀNH ĐỘNG TRƠ TRÁO NHƯ THẾ? Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Unknown

1 nhận xét:

comment xây dựng Tre Làng Blog nhớ viết có dấu, có lịch sự