LâmTrực@
Sau khi đọc xong hai bài trên báo tuổi trẻ: Em gái Sài Gòn lần đầu đi Hà Nội "nói quá" và Xe cộ Hà Nội trong mắt một em gái Sài Gòn, mình đồng tình và có mấy dòng với em.
Xin cảm ơn em gái Sài Gòn ra Hà Nội!
Xin cảm ơn em gái Sài Gòn ra Hà Nội!
Cảm ơn em vì em đã nói đúng về thực trạng giao thông Hà Nội hiện nay. Lời góp ý nhẹ nhàng, đượm buồn pha chút thất vọng.
Hẳn là em đã rất thất vọng khi phải tham gia giao thông ở đây. Anh cũng như em thôi, xấu hổ lắm với giao thông Hà Nội. Biết nói thế nào cho ngắn gọn nhỉ? À, nó luộm thuộm, à ơi, dặt dẹo, phi quy tắc và cực kỳ...nguy hiểm.
Vì thế lần sau em có đên thì hãy nhớ câu: Hà Nội không vội được đâu!
Hãy ra phố và ngắm nhìn người Hà Nội tham gia giao thông để có cảm nhận sâu sắc và an toàn hơn. Người Hà Nội thanh lịch nhưng rất vô lý. Cái thanh lịch anh không nói nữa, nhưng cái vô lý là ở chỗ, trong khi dừng xe chờ đèn đỏ, mặc dù chỉ còn 2 giây là đèn chuyển màu xanh, chỉ 2 giây thôi, họ cũng không thể chờ được, và thế là họ nhấn ga lao đi trong vội vã. Chắc họ bận và vội lắm!
Vội đến 2 giây cũng không thể nhẫn nại chờ thêm ,nhưng nếu có chuyện gì xảy ra trên đường phố (một vụ tai nạn hay đánh ghen chẳng hạn), thì họ sẵn sàng dừng xe lại giữa đường và mải mê xem cả buổi bất chấp hệ quả là cản trở giao thông và lãng phí thời gian. Ở những vụ việc này em có thể thấy người Hà Nội không vội, nhưng em cũng không vội được đâu.
Anh nhớ mang máng, có một người Mỹ khi đến Việt Nam, đã phải viết: "Băng qua các con phố ở Hà Nội vào giờ tan tầm là cách dễ chết nhất". Câu nói đó phản ánh sự thật về giao thông Hà Nội, và nó ám ảnh anh đến tận bây giờ. Tiện đây, anh cũng xin trích dẫn nhưng nét chính trong một bài viết của anh Terry F. Buss, một công dân Mỹ hiện đang sống Hà Nội, để thấy được cảm nghĩ của anh nói riêng cũng như người nước ngoài nói chung về cái gọi là văn hóa giao thông ở Việt Nam.
Bất kỳ người Việt Nam nào từng chứng kiến sự hỗn loạn trong hoạt động giao thông của các đô thị lớn nhất Việt Nam đều biết rằng họ đang được chiêm ngưỡng một màn vũ đạo ballet đẹp mắt, với các nghệ sĩ là người đi bộ, những chiếc xe máy, xe hơi, xe buýt và thi thoảng là chó hoặc gà.
Vì thế, với tư cách một du khách, bạn có thể chọn giữa việc trở thành một nghệ sĩ ballet hoặc chỉ là một số liệu thống kê tử vong khi tham gia giao thông.
Nếu bạn chọn trở thành nghệ sĩ, dưới đây là một số quy luật đường phố hữu dụng. Sẽ chỉ mất 4 năm để làm chủ các quy luật này, nhưng thời gian bỏ ra là rất đáng. Điều này có nghĩa bạn cần phải tới thăm Việt Nam nhiều lần hơn, điều người Việt sẽ hoan nghênh.
Quy tắc 1. Khi là khách bộ hành, không bao giờ nhìn vào mắt những người lái xe và đừng mỉm cười. Không chỉ bởi những việc đó khiến tài xế mất tập trung mà nó còn bị xem như một sự thách thức và trong tình huống này có thể khiến bạn toi mạng.
Làm như thế cũng có nghĩa bạn giống như đang sợ hãi. Các tài xế, như các con cọp, sẽ đánh hơi được nỗi sợ của bạn.
Quy tắc thứ 2. Để bắt đầu trải nghiệm băng qua đường, hãy thử tìm một đứa trẻ hoặc một người già và đi cùng họ. Tất cả trẻ em Việt Nam đều dễ thương nên không ai sẽ muốn cán lên chúng cả.
Dù sao người già vẫn là sự lựa chọn tốt nhất vì nếu họ đã sống sót sau khi băng qua đường trong nhiều thập kỷ, hẳn họ phải biết được chiêu gì đó.
Quy tắc thứ 3. Cố gắng đợi cho tới khi một nhóm đông người chuẩn bị băng qua đường. Nếu tồi nhất thì một tài xế cũng chỉ cán bẹp được chừng 5-6 người, không phải tất cả. Vì thế nhóm càng đông, cơ hội qua đường thành công của bạn càng cao.
Quy tắc thứ 4. Đôi khi, trong lúc chờ băng qua đường, bạn sẽ thấy một cành cây gãy hoặc một cột điện thoại đổ ra vỉa hè. Nếu bạn cầm lấy những thứ này lên mình và tỏ ra dữ tợn khi đi qua đường, hành động đó có thể mang tính răn đe các tay "tổ lái" vốn không ưa việc dừng xe.
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa