Khoai@
Công tâm là điều xa xỉ?
Phải nói rằng, đã có rất nhiều bài báo hay và có ý nghĩa được đăng tải. Tuy nhiên, vẫn cón khá nhiều bài kém chất lượng rất đáng phê phán. Điều đáng lo ngại là sự yếu kém chất lượng ấy lại xuất phát từ trình độ và sự công tâm của phóng viên.
Trên Báo Đất Việt có bài "Sư đòi ôtô, cả làng nháo nhác" của PV Minh Tú và Văn Chi nói về việc Sư Thích Minh Phượng ủy quyền cho một người trong làng để về đưa chiếc ô tô của mình đang trong khuôn viên chùa đi, "khiến cả làng Chàng Sơn nổi giận".
Phản ảnh một hiện tượng xã hội hay một vụ việc như trên thì là điều bình thường, và không đáng nói. Tuy nhiên đọc bài viết, có cảm tưởng các PV này đang cố tình cổ súy cho các hành vi sai trái của người dân nơi đây.
Trước hết phải nói với các PV rằng, không phải cái gì được đông người ủng hộ thì đều là đúng, và càng không phải cái gì đó cứ mang danh "nhân dân" cũng là đúng.
Cũng cần nói thêm, qua những thông tin mà báo chí đăng, tôi không có cảm tình với vị sư có tên Thích Minh Phượng được nhắc đến trong bài báo này. Nhưng việc gì đi việc đó, cái đúng cần được bảo vệ và cái sai cần được lên án.
Tôi không thấy ông Phượng có sai gì trong việc mua sắm ô tô ở đây cả. Viết như bài báo thì chiếc ô tô trên hiện đang thuộc quyền sở hữu hợp pháp của công dân có tên Phượng. Và vì thế việc ông lấy lại tài sản của mình là chuyện bình thường và đúng pháp luật. Vậy thì sao dân làng Chàng Sơn lại nổi giận?
Theo như bài báo, người dân không cho người được uỷ quyền là ông Chu Văn Hoa (người làng Chàng Sơn) về lấy chiếc ô tô của mình ra khỏi chùa là do nghi ngờ ông Thích Minh Phượng sử dụng tiền công đức của chùa để mua xe ô tô cho riêng mình. Tất nhiên đó mới chỉ là sự nghi ngờ, và họ có quyền nghi ngờ. Theo tôi, nếu nghi ngờ, người dân có thể làm đơn yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ và trả lời trước công luận theo quy định của pháp luật, không nên có cách hành xử như vậy, vừa trái pháp luật, vừa manh nha các yếu tố gây mất trật tự công cộng.
Phóng viên Minh Tú và Văn Chi cùng người dân Chàng sơn cũng nên tham khảo Điều 141, bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội chiếm giữ trái phép tài sản. Theo đó:
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Theo quy định tại điểm c, khoản 2 điều 1 luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: Sửa đổi cụm từ “năm triệu đồng” thành cụm từ “mười triệu đồng” tại khoản 1 Điều 141.
Thực ra vụ việc của nhà sư Thích Minh Phượng ồn ĩ đã lâu và nó cho thấy mâu thuẫn về lợi ích trong quan lý tiền bạc, tài sản trong chùa với người dân nơi đây chứ không đơn thuần về mặt tôn giáo, tín ngưỡng. Việc nhà sư Thích Minh Phượng ra đi không đơn giản như bài báo nói là ông "tự ý bỏ đi". Các bạn có thể vào google gõ cụm từ "Thích Minh Phượng", Chùa "Chàng sơn" là ra ngay các kết quả để kiểm chứng. Điều đáng nói, là ngay cái ban "hộ tự" mới do "người dân tự lập ra" cũng là cả một vấn đề lớn còn bàn cãi về tính hợp pháp và sự đồng thuận.
Một điểm nữa rất đáng nói là thái độ viết báo của hai PV. Trong một đoạn, hai PV viết:
Đến khoảng 10h sáng cùng ngày, một cán bộ công an huyện tên Nguyễn Văn Long về hiện trường. Ông Long cho biết thấy người dân đang tập trung gây mất trật tự nên về địa bàn để… nắm tình hình.
Đến gần trưa, vị cán bộ này rời đi. Chiều cùng ngày, người dân vẫn tập trung khoảng hơn trăm người với sự cảnh giác cao độ, dốc toàn sức để bảo vệ cái nhà để xe.
Lối viết này thể hiện cái tâm thiếu trong sáng của người viết bài. Các anh PV nên nhớ, năm tình hình về an ninh trật tự, và tham gia giải quết các vụ việc có liên quan đến an ninh trật tự là nhiệm vụ của công an, và vì thế ông Nguyễn Văn Long, là cán bộ công an huyện về nắm tình hình là chuyện bình thường trong phạm vi tác nghiệp của họ. Nếu các anh là nhà báo đàng hoàng, thì không nên viết với hắc ý mỉa mai với ba dấu chấm như vậy. Xin hỏi, các anh viết thế với hàm ý gì? có phải các anh định viết là ông công an về địa bản để....giúp sư Phượng lấy chiếc xe?
Còn nữa, nếu là nhà báo viết mảng pháp luật thì lại rất không nên cổ súy cho những hành động trái pháp luật bằng cách chua thêm một cấu: "Đến gần trưa, vị cán bộ này rời đi. Chiều cùng ngày, người dân vẫn tập trung khoảng hơn trăm người với sự cảnh giác cao độ, dốc toàn sức để bảo vệ cái nhà để xe.". Không nói ra trực tiếp, nhưng người đọc cảm thấy PV đang ủng hộ cho việc tụ tập, chiếm giữ tài sản của người khác.
Cuối cùng, xin nhắc lại một lần nữa, bản thân người viết không có một chút cảm tình nào với ông Thích Minh Phượng chùa Chàng Sơn vì nhiều lý do và không có ý định bệnh vực ông này. Nhưng sự thật cần được tôn trọng và phóng viên, ngoài trình độ hiểu biết thì rất cần đến thái độ công tâm, đúng mực trong khi viết bài.
-----------
* Ảnh: Lấy từ bài báo với dòng chú thích: Dòng người ngăn cản đại diện của sư Phượng về lấy xe
Đã viết bài phải đúng sự thật
Trả lờiXóa