Sự “dằn vặt” của hai Bộ trưởng!
Bùi Hoàng Tám
(Dân trí) - Thế là một lần nữa, câu chuyện về cái mũ bảo
hiểm lại sôi động dư luận bởi câu hỏi, phạt hay không phạt người đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng và ai phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.
hiểm lại sôi động dư luận bởi câu hỏi, phạt hay không phạt người đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng và ai phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.
Trước hết, phải khẳng định qui định bắt buộc người sử dụng xe máy phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là một chủ trương đúng bởi trong các vụ tai nạn giao thông thì chấn thương sọ não chiếm tỉ lệ rất cao, để lại hậu quả nghiêm trọng cho bản thân nạn nhân, gia đình và cho toàn xã hội. Đã không ít vụ tai nạn nhờ có mũ bảo hiểm mà giảm hoặc thậm chí thoát khỏi những hậu quả đáng tiếc.
Tuy nhiên, qui định này đang đứng trước một câu hỏi ai phải chịu trách nhiệm hay nói cụ thể hơn, phạt nhà sản xuất hay phạt người sử dụng loại mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng?
Đây là câu hỏi cần làm rõ bởi nếu phạt nhà sản xuất thì trách nhiệm trước hết và trên hết thuộc về lực lượng quản lý thị trường, các cơ quan quản lý về chất lượng hàng hóa còn nếu phạt người sử dụng thì trách nhiệm thuộc về lực lượng cảnh sát giao thông.
Đối với nhà sản xuất, có lẽ cũng khó phạt bởi về lý, họ chỉ sản xuất mặt hàng có tên là mũ (tất nhiên, họ không ghi là mũ bảo hiểm), một loại hàng nhà nước không cấm. Việc người mua sử dụng với mục đích gì không thuộc trách nhiệm của họ. Nó cũng giống như người sản xuất các mặt hàng dao, búa… người mua sử dụng làm công cụ sản xuất hay những mục đích khác, thậm chí như án mạng thì tại sao lại vì thế xử phạt nhà sản xuất?
Còn nếu xử phạt người sử dụng cũng rất khó bởi họ nhiều khi chỉ là nạn nhân và nếu xử phạt, tại sao lại không phạt nhà sản xuất?
Trên Dân trí ngày 1/7, Đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông (PC67 - CATP Hà Nội) cho rằng, nếu áp dụng quy định xử phạt này, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ gặp khó khăn vì cảnh sát không có máy móc, phương tiện, tập huấn để phân biệt mũ bảo hiểm không đủ tiêu chuẩn mà chỉ thông qua văn bản hướng dẫn của Bộ Khoa học - Công nghệ.
Có lẽ chính vì những khúc mắc như trên nên ngày 1/7, Ủy ban ATGT quốc gia đã có thông báo lực lượng cảnh sát giao thông chỉ xử phạt người đi mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm và người đi mô tô, xe máy đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách. Đồng thời, lực lượng chức năng tiếp tục tuyên truyền, nhắc nhở người đi mô tô, xe máy đội mũ không phải là mũ bảo hiểm.
Trong cuộc họp báo Chính phủ vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên bày tỏ: “Mũ bảo hiểm giả không phải lỗi của người đội, mà do những người sản xuất và các đối tượng tuồn các sản phẩm giả này ra tiêu thị trên thị trường”.
Bộ trưởng Nên còn cho biết trước khi ông đến cuộc họp này, người đồng nhiệm Đinh La Thăng đã “gửi gắm”, nhờ ông nói rõ với báo chí và người dân rằng “Bộ trưởng Giao thông Vận tải rất dằn vặt về việc thông tin xử phạt bị hiểu sai, sau khi người dân chất vấn làm sao họ có thể phân biệt được đâu là mũ bảo hiểm giả và đâu là mũ thật mà phạt họ?..”.
Bên nào sai thì xử phạt bên đó
Trả lờiXóa