LâmTrực@
Đã có nhiều đồn đoán quanh chuyến công du sang Mỹ của ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội. Điều gì đã xảy ra và điều gì nữa sẽ đến vẫn là mối quan tâm lớn của dư luận.
Phải khẳng định rằng, cho tới thời điểm này, một nhân vật thuộc hàng cao cấp nhất, triển vọng nhất của Việt Nam sang Mỹ theo lời mời của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là một chỉ dấu cho cả thế giới thấy được mối quan tâm của Mỹ tới Việt Nam là như thế nào. Điều đặc biệt là với trường hợp của ông Phạm Quang Nghị, người được coi là ứng cử viên sáng giá nhất hiện nay cho chức Tổng bí thư.
Cũng về chuyến đi của ông Nghị, hôm thứ Hai, nhà phân tích chính trị Jonathan London từ Đại học Thành thị Hong Kong nói: "Nhiều người suy đoán là nó có liên quan việc trong tương lai sắp tới, ông Phạm Quang Nghị cũng có thể thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, và đó là một dịp để giới thiệu ông với các nước quan trọng như Mỹ chẳng hạn", và : "Dù sao đã có một lãnh đạo lớn của Đảng mà có thể là một trong những người sẽ có quyền lực lớn nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam sang Mỹ, thì dù sao quan hệ của hai nước cũng đang phát triển một cách mạnh mẽ hơn so với trước. Và chúng ta đang thấy sự phát triển song phương của quan hệ Mỹ - Việt đang đi vào một giai đoạn mới".
Tôi nghĩ, chuyến đi của ông Nghị không chỉ có thế. Đó là một bước tiến dài, khởi đầu cho giai đoạn tăng tốc quan hệ Việt - Mỹ sau sự kiện Trung Quốc dùng giàn khoan 981 để xâm lược Việt Nam và nắn gân các nước láng giềng. Lẽ dĩ nhiên, phía Trung Quốc sẽ cực kỳ "quan tâm" tới chuyến đi này, bởi không phải bỗng nhiên, chính phủ Mỹ lại chú tâm tới mối quan hệ với đảng cộng sản Việt Nam hơn thường lệ, thay vì tổ chức quan hệ ngoại giao thông thường.
Nhân chuyện này, nhiều nhà bình luận cho rằng, sự kiện giàn khoan 981 là một thảm bại của Trung Quốc. Không những không lấy được một giọt dầu nào, ngược lại, nó hao tiền tốn của, mai một niềm tin quốc tế và hơn hết nó siết chặt hơn sự cô độc của Trung Quốc trong mối quan hệ bang giao quốc tế. Các nước láng giềng đã trở nên cẩn trọng hơn với Trung Quốc, và tìm cách thiết lập các quan hệ đối tác mới, tin tưởng hơn.
Một điều mà các "nhà zân chủ" trong nước luôn quan tâm, thậm chí đặt câu hỏi rằng, tại sao chuyến đi ấy, lại không phải là một địa diện của Chính phủ hay Bộ Ngoại giao, mà lại là một lãnh đạo đảng?
Câu trả lời khá đơn giản là người Mỹ vốn rất thực tế, cũng đã nhận ra rằng, khác với phương Tây, ở Việt Nam, vai trò của đảng quan trọng như thế nào trong việc lãnh đạo đất nước, và tầng mức ảnh hưởng của đảng như thế nào trong thiết lập mối quan hệ song phương với nhà nước Việt Nam. Và rõ ràng vì như thế, nên Quốc hội Mỹ mà bản chất là Chính phủ Mỹ đang muốn xây dựng một mối quan hệ gần gũi hơn với đảng cộng sản Việt Nam, với hy vọng có được một ảnh hưởng đủ lớn trong môi trường chính trị Việt Nam và chứng tỏ một vị trí quan trọng của họ tại khu vực (bao hàm cả biển Đông), mà bấy lâu nay Trung Quốc vẫn được coi là độc quyền.
Thực tế là, sau khi ông Phạm Quang Nghị sang Mỹ, thì sau đó không lâu, hai Thượng nghị sĩ Mỹ là John McCain (thuộc đảng Cộng hòa, bang Arizona) và Sheldon Whitehouse (thuộc đảng Dân chủ, bang Rhode Island) đến thăm Việt Nam, trong ba ngày kể từ 08/08/2014 đã gây chú ý trong dư luận.
Nhân chuyện này, nhiều nhà bình luận cho rằng, sự kiện giàn khoan 981 là một thảm bại của Trung Quốc. Không những không lấy được một giọt dầu nào, ngược lại, nó hao tiền tốn của, mai một niềm tin quốc tế và hơn hết nó siết chặt hơn sự cô độc của Trung Quốc trong mối quan hệ bang giao quốc tế. Các nước láng giềng đã trở nên cẩn trọng hơn với Trung Quốc, và tìm cách thiết lập các quan hệ đối tác mới, tin tưởng hơn.
Một điều mà các "nhà zân chủ" trong nước luôn quan tâm, thậm chí đặt câu hỏi rằng, tại sao chuyến đi ấy, lại không phải là một địa diện của Chính phủ hay Bộ Ngoại giao, mà lại là một lãnh đạo đảng?
Câu trả lời khá đơn giản là người Mỹ vốn rất thực tế, cũng đã nhận ra rằng, khác với phương Tây, ở Việt Nam, vai trò của đảng quan trọng như thế nào trong việc lãnh đạo đất nước, và tầng mức ảnh hưởng của đảng như thế nào trong thiết lập mối quan hệ song phương với nhà nước Việt Nam. Và rõ ràng vì như thế, nên Quốc hội Mỹ mà bản chất là Chính phủ Mỹ đang muốn xây dựng một mối quan hệ gần gũi hơn với đảng cộng sản Việt Nam, với hy vọng có được một ảnh hưởng đủ lớn trong môi trường chính trị Việt Nam và chứng tỏ một vị trí quan trọng của họ tại khu vực (bao hàm cả biển Đông), mà bấy lâu nay Trung Quốc vẫn được coi là độc quyền.
Thực tế là, sau khi ông Phạm Quang Nghị sang Mỹ, thì sau đó không lâu, hai Thượng nghị sĩ Mỹ là John McCain (thuộc đảng Cộng hòa, bang Arizona) và Sheldon Whitehouse (thuộc đảng Dân chủ, bang Rhode Island) đến thăm Việt Nam, trong ba ngày kể từ 08/08/2014 đã gây chú ý trong dư luận.
Sự kiện này được coi là một chỉ dấu quan trọng trong tiến trình thắt chặt quan hệ đối tác Mỹ - Việt. Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho biết, ba hồ sơ quan trọng là an ninh khu vực, nhân quyền và thương mại sẽ được các nghị sĩ Mỹ thảo luận với các cấp lãnh đạo Việt Nam.
Đến Việt Nam lần này, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain trong quá trình họp báo đã công khai những phát biểu của mình với thiện ý nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Cần nói thêm, ông là người phụ trách Ủy ban quân vụ của Quốc hội Hoa Kỳ và được coi là một trong những thượng nghị sĩ hàng đầu có vai trò quan trọng trong thiết lập, củng cố và điều tiết tốc độ quan hệ giữa hai nước.
Trước đó Thượng nghị sĩ Bob Coker của Hoa Kỳ cũng vừa kết thúc một chuyến thăm viếng tại Hà Nội, với cuộc gặp hầu hết những người được xem là nguyên thủ quốc gia của Việt Nam.
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa