Nếu tôi là các bạn, tôi sẽ không chờ mọi người đến với cửa hàng mình mà chủ động đi tìm họ, vì họ là những người sẽ tiêu hàng chục ngàn đô, chứ ko phải một vài Triệu VNĐ.
Nếu tôi là các bạn, tôi sẽ không để khách hàng của mình ra đi mà không mang theo nụ cười và số điện thoại di động của chính bạn, vì biết đâu chính họ sẽ gọi lại.
Trung tâm Thương mại Tràng Tiền cũ được công ty IPP của Vua hàng Hiệu Jonathan Hạnh Nguyễn, đầu tư với hơn 400 tỷ đồng để nâng cấp và sửa chữa biến nó thành một Tràng Tiền Plaza với nội thất sang trọng và đưa các thương hiệu thời trang đình đám vào trung tâm thương mại này để bán lẻ. Thế nhưng sau 2 năm hoạt động, không thực sự hiệu quả và Tràng Tiền Plaza phải đóng cửa để tái cấu trúc, cũng có nhiều gian hàng của các chủ đầu tư cũng đã phải đóng cửa tại đây để cắt lỗ. Dưới góc nhìn của bạn đọc là một cựu du học sinh tại Nhật Bản, doanh nhân trẻ 8X đang thành đạt trong lĩnh vực kinh doanh công nghệ Nguyễn Ích Vinh đã thẳng thắn chia sẻ suy nghĩ mang tính chất đóng góp, trên tinh thần xây dựng về vấn đề này. Anh từng là Hot Boy một thời trong cộng đồng du học sinh tại Nhật Bản với công thức: Đẹp Trai, Học Giỏi và Dám nói dám làm.
Vì tính chất công việc, tôi thường đi khá nhiều nước và cũng như nhiều người khác, những lúc rảnh đương nhiên tôi hay vào các trung tâm mua sắm lớn và thi thoảng có mua 1 số món đồ, đắt có mà vừa vừa cũng có.
1. Các bạn không hiểu người mua ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
Không nói đến những món đồ vài trăm USD như 1 cái ví Salvatore hay 1 đôi măng séc YSL, tôi chắc chắn ở Hà Nội và cả Việt Nam sẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay được số người, ko phải là ko dám, mà muốn bỏ ra hơn 500 triệu VNĐ để mua 1 cái đồng hồ Cartier hoặc khoảng 7 ngàn USD mua 1 cái túi LV. Vì đơn giản, với những người có đủ tài chính như vậy ở Việt Nam thì chắc chắn họ sẽ mua những món đồ có giá trị như vậy ở nước ngoài, nơi họ tin cậy có được hàng genuine hơn ở là mua Việt Nam.
Bên cạnh đó, đích thân tôi và nhiều bạn bè đã kiểm chứng Tràng Tiền Plaza đang bán những món đồ như vậy đắt hơn cùng loại ở Nhật, Sing, Hong Kong khoảng 20 - 30%.
2008 tôi có 1 cô bạn mua 1 cái túi LV gần 7 ngàn USD ở Diamond ở Tp.Hồ Chí Minh và khi sang tới sân bay Ý thì bị cắt dây túi và giữ lại vì là đồ fake, chỉ biết ngồi khóc.
2009 tôi có quen 1 bạn làm nhân viên bán hàng ở 1 TTTM lớn ở Hải Phòng (ko tiện nêu tên), và được nghe kể là hàng trưng bày là hàng thật, nhưng khi vào kho lấy ra sẽ là fake và nếu người mua ko tinh ý thì sẽ bị lừa và nhận 1 món đồ khoảng 1tr VND với giá 5-7 ngàn USD. Bây giờ thì chắc sẽ ko còn kiểu này nữa vì người mua hàng VN cũng đã khôn ra nhiều.
Từ góc nhìn địa điểm, các bạn đúng khi có mảnh đất kim cương của Thủ đô, nhưng sai về thói quen và văn hóa mua hàng của người Hà Nội. Vì sao?
Hàng hiệu siêu xa xỉ sẽ có 1 nhóm đối tượng người mua rất lớn là các ngôi sao, là người của công chúng, và là con gái. Do đó, nhóm này tất yếu ở Sài Gòn sẽ đông và nhộn nhịp hơn ở Hà Nội. Về văn hóa và đặc thù, các bạn đừng quên ở Hà Nội, con gái thường nhìn vào số tiền con trai kiếm được để ngưỡng mộ và yêu, sau đó còn tiết kiệm giúp, còn ở Sài Gòn, con gái nhìn vào cách con trai tiêu tiền để yêu và ngưỡng mộ, sau đó sẽ tiêu giúp. Đại loại là nếu bạn yêu 1 cô Hà Nội và đưa cho cô ý 5 ngàn đô mua sắm, cô ấy sẽ mua hết 4 ngàn và để lại 1 ngàn vào việc khác hoặc mua gì đó tặng lại bạn, còn nếu bạn yêu 1 cô Sài Gòn và đưa cô ý 5 ngàn đô mua sắm, cô ấy sẽ ngay lập tức xài hết 5 ngàn. Hà Nội không sai không đúng, Sài Gòn không đúng không sai, chỉ là văn hóa tiêu xài thì như vậy. Ở Sài Gòn liên tục có kiểu con trai yêu thì mua túi xách, mua xe cho bạn gái, đặc biệt là trong giới showbiz, còn ở Hà Nội thì ít hơn. Mua 1 cái belt Hermes chỉ hơn 1 ngàn đô hay cái kính Gucci 400 đô thì Hà Nội hay Sài Gòn như nhau, nhưng mua 1 cái giỏ xách LV cỡ mười mấy ngàn đô thì Hà Nội và Sài Gòn khác nhau nhiều lắm.
Kết luận: Ở Việt Nam trong thời điểm hiện tại chắc chắn sẽ ko bán được những thứ hàng hiệu cỡ khoảng vài chục Triệu cho đến một vài Tỷ VNĐ, vì đơn giản người Việt sẽ ra nước ngoài mua những thứ đó vì những lý do kể trên, chưa cần biết khủng hoảng kinh tế hay không. Bên cạnh đó, ở Hà Nội sẽ ko bán được những thứ siêu xa xỉ, đơn giản vì 1 nhóm đối tượng mua rất lớn thì ở cả Sài Gòn rồi.
2. Các bạn muốn chúng tôi hiểu mình đang vào 1 chỗ được coi là sang trọng bậc nhất nhưng dịch vụ thì không chấp nhận được.
Ở Tokyo có 1 khu là Ginza, được coi như Wall Street của Mỹ vì ở đây hội tụ những ngân hàng, công ty tài chính và chứng khoán to nhất và lâu đời nhất. Tất nhiên, con người ra vào khu này đều là những người giàu có và sang trọng. Khi tôi vào 1 cửa hàng Rolex, có 2 người đứng 2 bên cửa cúi gập người chào, sau đó là 1 bạn nhân viên nữ rất xinh (nhấn mạnh là rất xinh) cười và mời tôi vào. Khi bước vào bên trong cửa, toàn bộ nhân viên (không có ai được ngồi) đang ko bận khách sẽ đứng dậy cúi đầu chào, nhân viên đang bận khách sẽ quay sang rất nhanh và mỉm cười chào tôi trong khoảng 1s và quay lại với công việc. Tôi sau đó sẽ được bạn nhân viên đón lúc đầu tiếp tục đi cạnh, và giữ khoảng cách vừa phải, đặc biệt là luôn mỉm cười và im lặng cho đến khi tôi hỏi. Tất nhiên khỏi cần nói về trang phục, cách trang điểm và business manner vì tất nhiên là tất cả đều vô cùng duyên dáng và hấp dẫn.
Hình ảnh như trên có thể dễ dàng gặp tại Ý hay Mỹ, hay 1 số khu mua sắm đẳng cấp tại Hong Kong.
Còn ở Tràng Tiền Plaza, tôi thấy các bạn thật tệ. Nếu các bạn kỳ vọng tôi sẽ bỏ ra hàng chục ngàn USD mỗi lần ghé thăm, đừng để tôi thấy vài việc sau:
- Bảo vệ hầm gửi xe mặc kệ cho tôi muốn đậu xe đâu thì đậu, chưa lấy xe đã bắt trả tiền trước, lúc lấy xe ra thì thậm chí ko thèm cầm lại vé. Tôi sẽ rất vui nếu có ai đó đậu xe cho mình và ko bắt tôi trả 40 ngàn VNĐ tiền gửi.
- Bảo vệ tầng 1 của các bạn thậm chí không biết cười và mở cửa cho tôi khi đang ngáp ngủ. Tôi sẽ dễ chịu hơn nếu được nghe 1 câu chào.
Đọc thêm »
Cựu học sinh Nhật này đã có góp ý rất có lý
Trả lờiXóa