Blog Tre Làng Phản Biện những vấn đề chính trị xã hội, chửi cái lũ phản động

Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

SỰ KIỆN CHÙA BỒ ĐỀ KHÔNG ẢNH HƯỞNG TỚI BẢN CHẤT NHÂN ĐẠO TRỌNG PHẬT GIÁO

Giáo sư Đỗ Quang Hưng, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Tôn giáo - UBTƯ MTTQ Việt Nam: Sự kiện chùa Bồ Đề không ảnh hưởng đến bản chất nhân đạo trong Phật giáo (09/08/2014)

Đọc thêm: Khi bụi trần lấm lem cửa phật

Trở về sau chuyến công tác khảo sát về chính sách xã hội hóa của tôn giáo tại Huế và Đà Nẵng, Giáo sư Đỗ Quang Hưng, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn (HĐTV) về Tôn giáo - UBTƯ MTTQ Việt Nam đã dành cho PV Đại Đoàn Kết một cuộc trò chuyện xung quanh những sự việc đang diễn ra tại chùa Bồ Đề, Gia Lâm, Hà Nội. Theo Giáo sư, sự kiện ở chùa Bồ Đề dù có thế nào cũng không ảnh hưởng quá lớn đến tính đúng đắn trong chủ trương tạo mọi điều kiện để các tổ chức tôn giáo có thể tham gia thực hiện nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta. 

Số lượng trẻ mồ côi, khuyết tật được gửi đến các ngôi chùa khá đông 

Nhân dân đồng tình với chủ trương của Đảng và Nhà nước

Thưa GS, mấy ngày gần đây, dù chưa có kết luận chính thức từ cơ quan điều tra nhưng những sự việc đáng tiếc xảy ra tại trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi của chùa Bồ Đề cũng đủ khiến dư luận có nhiều hoài nghi, bức xúc. Nhìn từ vụ việc này, GS suy nghĩ gì?

- Giáo sư Đỗ Quang Hưng: Đúng là những ngày gần đây qua các phương tiện thông tin đại chúng, dư luận xã hội theo dõi những việc đã xảy ra tại chùa Bồ Đề. Một ngôi chùa mà trong công tác nghiên cứu của bản thân tôi cũng như công tác của HĐTV về tôn giáo của Mặt trận là khá quen thuộc. Nhưng hãy khoan nhận định về vấn đề này vì sự việc còn chưa ngã ngũ mà chúng ta đều biết, từ lâu xã hội và nhân dân rất đồng tình với chủ trương của Nhà nước, tạo mọi điều kiện để các tổ chức tôn giáo có thể tham gia các hoạt động Y tế, Giáo dục và thực hiện nhân đạo. Chúng tôi cũng vừa có cuộc khảo sát công tác này tại Huế, Đà Nẵng. Dù đây không phải là chuyến đi đầu tiên nhưng đã để lại cho chúng tôi nhiều ấn tượng. Đặc biệt, với những hoạt động từ thiện, nhân đạo của Cô nhi viện Đức Sơn do Ni sư trụ trì Minh Trí phụ trách. Đây là một trong những cơ sở từ thiện có hiệu quả của Phật giáo Huế trong nhiều thập kỷ nay. Dưới mái ấm tình thương tại cô nhi viện, hàng trăm trẻ em mồ côi đã trưởng thành, không ít em đã vào đại học, nhiều em đi học nước ngoài, nhiều em có nghề nghiệp ổn định, trở thành cán bộ nhà nước. Bên cạnh đó, cũng không ít em tiếp tục ở lại cô nhi viện để giúp đỡ, nuôi dạy, truyền nghề cho những em nhỏ hơn. 

Chính vì thế, việc chùa Bồ Đề, chúng ta cần kiên nhẫn chờ đợi kết quả điều tra của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân tôi, sự kiện ở chùa Bồ Đề cũng không ảnh hưởng quá lớn đến tính đúng đắn của chủ trương nói trên của Đảng, Nhà nước cũng như bản chất nhân đạo của Phật giáo trong việc "bố thí” chúng sinh. 

Vi phạm pháp luật rất dễ xảy ra nếu không được quản lý chặt chẽ

Theo GS, điều gì hợp lý và chưa hợp lý trong các mô hình nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật ở các ngôi chùa?

- Như chúng ta đã biết, hoạt động của các cô nhi viện, nhóm trẻ đặc biệt trong các nhà chùa đã được phát triển hơn 20 năm nay. Cá biệt như ở Huế việc này đã được hoạt động từ năm 1975 đến nay, không hề ngắt quãng. Có một thực tế là khi một ngôi chùa đẩy mạnh các hoạt động này đến một độ lớn như chùa Bồ Đề chẳng hạn sẽ phát sinh hai vấn đề. Thứ nhất, khi "không gian thế tục” (bộ máy tổ chức và hoạt động nuôi dưỡng trẻ mồ côi, khuyết tật...) chắc hẳn ảnh hưởng, lấn át không gian thiêng của việc tu hành, ảnh hưởng đến đời sống tu trì của nhà Phật. Thứ hai, về nguyên tắc, các hoạt động từ thiện, nhân đạo nói chung thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các cơ quan hữu quan khác như công an, UBND phường... Thông thường công tác từ thiện, nhân đạo với những quy mô và tính cách như thế thường phải có những quy chuẩn nhất định, trước hết về phương diện pháp lý. Nhưng thực tế ở nước ta, theo các số liệu chính thức, Nhà nước mới chỉ đảm bảo 20% nhu cầu nuôi trẻ mồ côi, khuyết tật... Trong tình hình như vậy, vai trò của tư nhân, các tổ chức xã hội và tôn giáo là rất lớn nhưng các cơ sở từ thiện đều vấp phải những khó khăn về điều kiện vật chất, nhân sự, pháp lý. Nếu gọi các cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật như chùa Bồ Đề là một "mô hình” thì chúng ta cho rằng bản thân nó là một chiếc áo quá chật và khả năng vi phạm pháp luật rất dễ xảy ra nếu không được quản lý chặt chẽ. 

Đọc thêm »

SỰ KIỆN CHÙA BỒ ĐỀ KHÔNG ẢNH HƯỞNG TỚI BẢN CHẤT NHÂN ĐẠO TRỌNG PHẬT GIÁO Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Unknown

1 nhận xét:

  1. Vụ việc này chỉ xảy ra tại 1 ngôi chù, do đó không thể quy kết toàn bộ các chùa được

    Trả lờiXóa

comment xây dựng Tre Làng Blog nhớ viết có dấu, có lịch sự