Blog Tre Làng Phản Biện những vấn đề chính trị xã hội, chửi cái lũ phản động

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

TỰ DO TÔN GIÁO VÀ TỰ DO THỂ HIỆN TÔN GIÁO

Tự do tôn giáo và tự do thể hiện tôn giáo

Tự do tôn giáo và tự do thể hiện tôn giáo là hai vấn đề có liên quan với nhau nhưng không đồng nhất. Tuy nhiên, ở Việt Nam, có một số người đã đồng nhất hoặc cố tình hiểu sai hai vấn đề này cũng như mối quan hệ giữa chúng, từ đó xuyên tạc quan điểm, chính sách của Ðảng và Nhà nước Việt Nam. Bài viết của cư sĩ Tuệ Minh góp phần tiếp cận, phân tích vấn đề này, xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Từ nhu cầu nội sinh, từ hoàn cảnh khá đặc biệt trong quá trình tiếp xúc, giao lưu văn hóa với thế giới mà Việt Nam trở thành quốc gia có nhiều tôn giáo, hầu hết các tôn giáo lớn có đông tín đồ trên thế giới đều có mặt (chỉ không có Do Thái giáo và Sikh giáo). Theo dòng thời gian, nhìn chung các tôn giáo ở Việt Nam khá hòa đồng, hầu như không xung đột. Sở dĩ như vậy có lẽ vì bản thân mỗi tôn giáo chứa đựng tư tưởng khiêm dung, phù hợp với văn hóa, đạo đức của người Việt Nam. Trong các thời kỳ lịch sử trước đây, một số tôn giáo đã có vai trò nhất định trong đời sống xã hội Việt Nam, tham gia vào việc hình thành phong tục tập quán, nhất là tính nhân văn trong quan niệm sống, trong quan hệ giữa người với người,... Ðó là điều rất hiển nhiên, vì một tôn giáo tồn tại trong xã hội thì phải đóng góp cho xã hội đã tạo điều kiện để nó tồn tại. Nhưng giá trị lớn nhất, đáng nói nhất là các tôn giáo ở Việt Nam có mẫu số chung là đồng hành cùng dân tộc. Về phần mình, Nhà nước đã và đang áp dụng chính sách bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đồng thời với việc tôn trọng, nâng đỡ những giá trị đạo đức, văn hóa của tôn giáo.

Việt Nam là quốc gia đã ký kết và tham gia Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) của LHQ. Theo Ðiều 18 ICCPR thì quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo (trong bài viết này gọi tắt là quyền tự do tôn giáo) được coi là một trong những quyền cơ bản của con người, cần được tôn trọng, bảo vệ. Ai cũng biết vậy, và người viết cũng thấy không cần nêu chi tiết điều luật hay phân tích nội hàm của quyền này, vì lẽ tất cả mọi người đều có thể tra cứu. Những người hiểu về quyền tự do tôn giáo theo nhận thức chung của nhân loại được LHQ ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (UDHR) hoặc trong ICCPR, sẽ dễ dàng thực hiện quyền tự do tôn giáo của mình, cũng như thực hiện đúng quyền ấy để không vi phạm quyền của người khác và lợi ích của xã hội, vì họ biết phạm vi và giới hạn của quyền ấy. Chính Ðiều 18 ICCPR quy định rõ ràng để nhân loại hiểu và phân định giữa quyền tự do tôn giáo với tự do thể hiện tôn giáo, để trên thực tế mọi người không đánh đồng hay coi chúng là một, hoặc không thấy sự độc lập giữa hai thuật ngữ này. Có người không phân biệt hay cố tình không phân biệt quyền tự do tôn giáo với tự do thể hiện tôn giáo và cho rằng không có giới hạn trong quyền tự do tôn giáo, mọi người hoàn toàn tuyệt đối tự do lựa chọn, tin theo tôn giáo của mình! Nhưng khi thể hiện quyền tự do tôn giáo, tức là thực hiện hành vi tôn giáo trên thực tế với bối cảnh, điều kiện xã hội cụ thể mỗi người đang sống thì có ảnh hưởng, tác động gì đến chung quanh hay không? Mà khi đã ảnh hưởng, tác động đến chung quanh thì không ở đâu, không có xã hội nào lại đồng tình với việc vì đáp ứng nhu cầu rất riêng tư của cá nhân này lại làm ảnh hưởng tới nhu cầu riêng tư của cá nhân khác, ảnh hưởng tới trật tự vốn có của xã hội. Vì thế, Ðiều 18 ICCPR cho phép hạn chế quyền tự do thể hiện tôn giáo trong quy định của hệ thống pháp luật nhất định, khi hệ thống quy phạm pháp luật quy định sự cần thiết để bảo vệ sự an toàn, trật tự, sức khỏe, hoặc đạo đức của xã hội, hoặc các quyền và tự do cơ bản của những người khác. Thế nên cần hiểu đúng để tránh sự cố chấp. Trên phương diện khác, lại có người hiểu chưa đúng hay nói chính xác là chưa đầy đủ về quyền tự do tôn giáo. Khi sự hiểu không đúng đó tích tụ lâu dần, nhiều dần, sẽ tạo thành xu hướng suy diễn tự do tôn giáo một cách tuyệt đối, tức là cho rằng tôi theo tôn giáo nào thì tôi tự ý làm mọi việc tôi thích, người chung quanh phải chấp nhận; hay mọi sinh hoạt tôn giáo của tín đồ (gồm cả các hoạt động gần giống, hay có vẻ thế) là bất khả xâm phạm, nếu bị xâm phạm sẽ bị coi là vi phạm quyền tự do tôn giáo... Tuy nhiên, nếu lấy lý do đang thực hiện quyền tự do tôn giáo của mình mà không lưu ý hoặc cố tình làm ảnh hưởng tới các giá trị và trật tự được pháp luật quy định, bảo vệ thì tất nhiên là trật rồi, chẳng hay ho gì trong tình huống ấy.

Đọc thêm »

TỰ DO TÔN GIÁO VÀ TỰ DO THỂ HIỆN TÔN GIÁO Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Unknown

1 nhận xét:

comment xây dựng Tre Làng Blog nhớ viết có dấu, có lịch sự