Động đậy 24h: Cần xử lý nghiêm báo Giáo dục Việt Nam.
Sau khi dư luận lên tiếng phản đối bài viết về bài viết với tiêu đề đã được sửa thành: ""Tờ rơi" – Vũ khí mới chống tội phạm của công an thành phố Hồ Chí Minh" ngày 27/10/2014 mang nội dung xuyên tạc và bôi nhọ lực lượng CAND thành phố mang tên Bác của báo Giáo dục Việt Nam (GDVN) – Cơ quan ngôn luận của Hiệp hội các trường Đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam. Đến ngày 29/10/2014. Trên trang điện tử của tờ báo này đã xoá bài viết nói trên.
Trước đó, ngày 10/7/2014, trên Báo GDVN có đăng bài với tiêu đề “Cùng là con người sao phải đối xử với nhau như thế?” của phóng viên Viết Cường. Bài viết được phóng viên mô tả khá kỹ những hành động dẹp lề đường, xử lý hành vi lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè làm nơi buôn bán vặt của công an phường Mễ Trì (Hà Nội). Với cách đặt tiêu đề và nội dung bài viết, rõ ràng phóng viên đã cố ý hướng dư luận chỉ trích vào đội ngũ chức năng làm nhiệm vụ.
Không phải chỉ ở Hà Nội mà hầu hết các thành phố, tỉnh khác, lực lượng quản lý ở các địa phương luôn đâu đầu về vấn đề lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè làm nơi buôn bán vặt. Tình trạng này tạo ra những hình ảnh nhếch nhác về cảnh quan đô thị, đồng thời, gây nguy hiểm cho người đi bộ và các phương tiện tham gia giao thông khi vỉa hè bị lấn chiếm, người đi bộ phải đi xuống lòng lề đường. Không ít báo chí đã lên án hành vi này, các cơ quan chức năng đã liên tục tuyên truyền vận động, ra quân xử lý nhưng cũng như “bắt cóc bỏ dĩa”. Với mức phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng cho hành vi này (Nghị định số 71/2012/NĐ-CP) chưa đủ sức răn đe người vi phạm, thậm chí, người vi phạm còn không chấp hành xử phạt, không đến lấy lại tài sản do giá trị thấp.
Trên thực tế, qua quá trình thực hiện công tác quản lý trật tự đô thị tại các địa phương, không một lực lượng chức năng nào muốn thực hiện việc thu giữ tài sản đưa về cơ quan để đống, phải bảo vệ, trông coi. Tuy nhiên, dưới áp lực của dư luận và cấp trên, các lực lượng này tiếp tục phải xử lý hành vi như vậy. Và với muôn vàn kiểu chống đối của người buôn bán rong: bỏ chạy, tẩu tán tang vật, tài sản; bắt buộc các lực lượng làm nhiệm vụ phải có những biện pháp cứng rắn để thu giữ tài sản của những người vi phạm nhằm răn đe, lấy cơ sở để xử lý sau này.
Đồng ý rằng, còn một bộ phận người dân có hoàn cảnh sống khó khăn bắt buộc phải lấn chiếm lòng lề đường vỉa hè làm nơi mưu sinh. Bên cạnh đó, tâm lý ngại chật chội, chậm trễ, mua hàng vỉa hè cho rẻ đã khiến cho cảnh quan đô thị ngày càng nhếch nhác; lợi ích, an toàn giao thông của cộng đồng bị một số cá nhân đặt bên dưới lợi ích, nhu cầu của họ. Vấn đề này đã được không ít báo chí phản ánh; ngay tại Báo GDVN đã từng có những phóng sự, phỏng vấn lãnh đạo công an các cấp, đưa ra ý kiến xử lý lãnh đạo Công an phường nếu không kiên quyết dẹp được tình trạng buôn bán lấn chiếm vỉa hè trên địa bàn thành phố Hà Nội. Vậy không hiểu sao đội ngũ phóng viên và biên tập viên của Báo GDVN lại có những bài viết trái chiều như vậy?
Trước đó, ngày 8/7/2014 cũng trên Báo GDVN có đăng bài viết “Cảnh sát giao thông Thanh Hóa hành hung người dân giữa đường” của tác giả Quốc Toản dựa trên môt clip do một “bạn đọc” cung cấp. Dựa theo clip, phóng viên đã không tìm hiểu rõ ràng sự việc qua các nhân chứng khác mà lại viết “Không rõ cảnh sát đã giải thích gì hay chưa, nhưng sau đó là màn khống chế, đánh đập của 4 cảnh sát dành cho người dân” nhằm bôi đen lực lượng CSGT huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá, tạo dư luận tiêu cực trong nhân dân.
Cần phải xử lý nghiêm tất cả các trường hợp coi thường pháp luật
Trả lờiXóa