Blog Tre Làng Phản Biện những vấn đề chính trị xã hội, chửi cái lũ phản động

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

NHỮNG ĐAM MÊ NÀO NÊN ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH?

Cuteo@

Một nội dung rất được cử tri chú ý trong phiên chất vấn Bộ trưởng Khoa học Công nghệ Nguyễn Quân là những sáng tạo, nghiên cứu khoa học của người dân. 

1.Sự quan tâm của nhà nước

Công bằng mà nói, nhìn một cách tổng thể, nhà nước, mặc dù có thể rất quan tâm, nhưng vẫn còn những bất cập trong chính sách, hoặc nói nôm na là cơ chế không thông thoáng, dẫn đễn nạn cháy máu chất xám. Bằng chứng chính là các nhân tài thực sự sau khi ra nước ngoài học tập đã không muốn trở về phục vụ đất nước, hoặc người nào đã về, rất có thể không muốn làm việc trong khu vực nhà nước.

Điều này phản ánh một cách trung thực việc chúng ta lãng phí nguồn tài nguyên chất xám. Vì thế, sau vụ việc ông Trần Quốc Hòa, một nông dân ở Tây Ninh được phía Campuchia tặng thưởng huân chương Đại tướng quân vì đã có thành tích sửa chữa, "chế tạo" xe bọc thép, đã có những ý kiến cho rằng "Việt Nam cần phải học tập Campuchia về việc sử dụng chất xám người... Việt".

Muốn nói gì thì nói, những khiếm khuyết về cơ chế, chính sách trong thu hút, sử dụng nhân tài của ta cần phải được nhận diện sửa chữa một cách nghiêm túc. Còn chuyện học ai, học cái gì thì phải cẩn trọng chọn lựa, không thể bừa bãi

Về vấn đề này, BT Nguyễn Quân khẳng định: "Nhà nước luôn trân trọng những sáng kiến, phát minh của người dân, nhưng các sản phẩm phải được thị trường chấp nhận, phải có giá trị thực tiễn với cuộc sống. Bộ luôn hỗ trợ cho phát minh của người dân qua các hội chợ Techmart hàng năm, nhiều người đã phát triển được sản phẩm của mình và trở thành những doanh nghiệp sản xuất. Tàu ngầm, máy bay là sản phẩm đặc thù quốc phòng, phải tuân thủ qui định pháp luật, bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn".

Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng cho biết, ông rất quan tâm đến vấn đề này. Ông kể chi tiết về những công trình tàu ngầm của ông Nguyễn Quốc Hòa (Thái Bình), Phan Bộ Trân (TP.HCM), tàu ngầm Hòa Bình của một số nhà khoa học ở Vinashin. Tuy nhiên, ông nói: "có nông dân hợp tác với cơ quan chuyên môn, lại có nhiều người lặng lẽ làm, khi cơ quan quản lý, chức năng biết thì mọi thứ đã xong, khó góp ý để sửa chữa lại".

Một ví dụ điển hình về sự quan tâm của nhà nước đối với công trình khoa học do dân tiến hành là "Tàu ngầm Hòa Bình" do một số nhà khoa học cũ của Vinashin tự nghiên cứu, bỏ tiền làm và cũng đã được nhà nước hỗ trợ. Ông Nguyễn Quân bày tỏ sự tin tưởng, đánh giá cao những phát kiến của người dân, ông nhắn nhủ: "người sáng chế cần hợp tác với các cơ quan khoa học để sản phẩm được lưu hành, việc thương mại hóa được thuận lợi", và "Chúng tôi luôn trân trọng tất cả sáng kiến, cải tiến của người dân. Nhưng chúng ta bước vào thế kỷ 21 được hơn 10 năm, hội nhập quốc tế sâu rộng, nên mọi sản phẩm để cung ứng cho xã hội phải có giá trị nhất định, phải được xã hội và nhất là thị trường chấp nhận".

Ông cũng chứng minh sự quan tâm của nhà nước tới sáng kiến của người dân thông qua việc dẫn dụ rằng "Bộ Khoa học và các đơn vị liên quan đã tổ chức các hội chợ thiết bị hàng năm như Techmart. Tại đây, tác giả của các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật sẽ có cơ hội giới thiệu sản phẩm của họ tới cộng đồng. Nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận, đầu tư và thực tế không ít sáng kiến đã được ứng dụng". Tuy nhiên, theo người đứng đầu ngành khoa học, lĩnh vực tàu ngầm, máy bay ở mức độ cao liên quan đến an ninh quốc phòng, nên để sử dụng cần phải tuân thủ quy định của pháp luật.

Vấn đề đặt ra, liệu nhà nước có cần quan tâm đến mọi đam mê "sáng tạo" của người dân? Hai trường sau sẽ góp phần giải đáp câu hỏi trên.

2. Trường hợp tàu lặn Hòa Bình

Tàu lặn Hòa Bình do nhóm các nhà khoa học cũ của Vinashin cùng với một số nhà khoa học khác bên ngoài tự bỏ vốn, thiết kế chế tạo. Tàu có thể chở được 4 người, lặn tối đa 2 ngày và ở độ sâu 50 mét. Nhóm khoa học này cũng đã mời cơ quan đăng kiểm của Bộ Giao thông, cùng các cơ quan khoa học trong nước và đại diện Bộ Quốc phòng cùng tham gia.

Bộ trưởng Nguyễn Quân nói: "Tàu Hòa Bình có thể được thương mại hóa để thành sản phẩm giúp cho việc kiểm tra các chân đế giàn khoan, phục vụ du lịch, cứu hộ cứu nạn ở vùng nước không sâu". Ông cũng tâm sự: "Tôi đã trực tiếp ngồi vào con tàu và lặn ở Cam Ranh khi thử nghiệm và kết quả rất thành công ở tất cả các thông số. Tôi dám ngồi vào tàu bởi tôi hoàn toàn tin tưởng vào trình độ, năng lực của những người làm khoa học, với sự bảo lãnh của cơ quan đăng kiểm nước ngoài".

Điều đáng tiếc và có lẽ nên học tập nước ngoài là: "Dù Bộ Khoa học và Công nghệ đã cố gắng hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng trong tổng số 28 tỷ đồng để chế tạo con tàu, nhưng do hệ thống chính sách chưa phù hợp vì vậy Bộ chỉ quyết toán được chưa đến ba tỷ đồng (khoảng 10% giá trị con tàu)".

Tàu Hòa Bình có giá chưa đến 1,5 triệu USD, trong khi nếu mua ở nước ngoài đến 5-7 triệu USD; thậm chí là giá thuê tàu nước ngoài trong ba ngày còn đắt hơn mua tàu lặn của Việt Nam.

Bộ trưởng Quân mong muốn người dân khác hợp tác chặt chẽ với các cơ quan khoa học, quản lý để sản phẩm khi làm ra được đánh giá tốt, được phép lưu hành và được hỗ trợ thương mại hóa. Điều này còn liên quan đến an toàn quốc gia, an toàn của người dân, bởi trong quá trình sử dụng các trang thiết bị có thể chưa phù hợp với quy định, chưa được đăng kiểm, hoặc chưa theo tiêu chuẩn.

3. Trường hợp xe bọc thép do ông Trần Quốc Hải "chế tạo"

Đã có ý kiến cho rằng, nhà nước không quan tâm nên dẫn đến chất xám bị chảy ra nước ngoài. Tôi cho rằng, đúng là nhà nước có thể chưa quan tâm thỏa đáng, nhưng nếu nói nhà nước không quan tâm thì có lẽ là ông Hải đã "Nổ" hơi quá. Các bạn có thể tham khảo tại đây.

Đọc thêm »

NHỮNG ĐAM MÊ NÀO NÊN ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH? Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Unknown

1 nhận xét:

comment xây dựng Tre Làng Blog nhớ viết có dấu, có lịch sự