Blog Tre Làng Phản Biện những vấn đề chính trị xã hội, chửi cái lũ phản động

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

SỰ THẬT "HAI LÚA" VÀ 2 CHỮ THÔ THIỂN

Khoai@

Tre Làng nhận được một bài viết khá thú vị của bạn đọc Khanh Kim, về trường hợp của "Đại tướng quân Hai Lúa". Với phương châm tôn trọng sự thực khách quan, và tôn trọng các ý kiến trái chiều, Tre Làng cho đăng lại để bạn đọc tham khảo.

Kính gửi anh Vũ hoàng Sơn tôi gửi bài này nếu anh thấy phù hợp thì anh cho đăng không thì thôi. Nếu anh đăng thì đăng lần gửi 2 vì có s/c
Cảm ơn anh
kimkhanh

Sự thật “Hai Lúa” Và 2 chữ thô thiển

Báo mạng mấy ngày nay xôn xao vì một thông tin bất ngờ mà nóng sốt mà ai là người dân nước việt đều quan tâm, cha con ông Hai Lúa nước Việt quê tỉnh Tây Ninh mới đây đươc Chính phủ Hoàng gia Cam Pu Chia láng giềng tặng Huân chương Đại tướng quân vì đã có công đóng góp cho nền kỹ thuật của đất nước Chùa Tháp, từ máy móc sản xuất nông nghiệp đến cả lĩnh vực quốc phòng“. Quốc vương Campuchia cũng cấp giấy chứng nhận cha con ông Hải là những nhà kỹ thuật sửa chữa xe bọc thép BRDM 2 và BTR60PB.

Ông Trần Quốc Hải nhận huân chương đại tướng quân. Ảnh: Motthegioi

Chuyện thật cứ tưởng như đùa, bán tín bán nghi bởi sau những bài báo nói về những thành công của cha con ông Hải rất nhiều người không tin, người dèm pha, kẻ gở mồm còn cười khỉnh cho đó là bịa đặt bé xé thành to, thổi phồng một cách quá đáng làm ảnh hưởng đến chính sách chiêu dụng nhân tài của Nhà nước Việt nam. Có người còn dè bỉu “xưa rồi” những Thiết kế, cải tiến của ông Hải về đa dụng của những khẩu súng trên tháp pháo, hay ở hai bên hông được bắn ở cự ly gần, vì trước thiết kế bắn ở cự ly xa 150m nay tác xạ bắn gần còn 7m là một trò đùa...thậm chí cho là ngu xuẩn và rất không quân sự. Nếu tin vào điều họ “chê” thì biết bao nhiêu cái sự chê khác của những người kém hiểu biết, họ phán như thánh sống tự tâng mình cứ như cha tổ của ngành quân sự. Cố tình không tin vào sự thật đã rõ mười mươi, (họ chỉ biết 1-2 mà nói lên đến tận 10) làm tác giả viết bài này cũng cảm thấy băn khoăn, thiếu tự tin về tính xác thực về sự thành công của cha con ông Hải ở xứ chùa Tháp. Nếu không có sự xác nhận của ông Vũ Mão Chủ tịch Hội Hữu nghị VN-CPC người cũng mới được Hoàng gia CPC tặng thưởng Huân chương Đại Tướng quân Vì có công trong vịêc vun đắp tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Ông nói đại khái Việc ông Hải vinh dự được Hoàng gia CPC tặng thưởng Huân chương Đại tướng quân, chắc ông Hải cũng có công lớn nào đó nên người ta mới tặng. Sự việc trên là có thật (mà có thật 100%) thế mà có người cố tình không tin đó là sự thật hay vì một lý do nào đó họ cố tình hạ thấp thành công vượt qua tầm biên giới quốc gia của ông với mục đích gì?.

Với tấm lòng thành của người viết, chúc mừng sự thành công của bố con ông Hải trên đất Chùa Tháp. Nhưng sau nỗi mừng vui và chúc mừng cho hai cha con người nông dân, nay là những nhà kỹ thuật được nước người công nhận, là nỗi buồn day dứt khôn nguôi của mọi người dân Việt. Chúng ta tự hỏi Vì sao họ lại nổi danh, và được vinh danh ở xứ người, chứ không phải ở nước Việt mình?

Tên tuổi ông Trần Quốc Hải không hề xa lạ với người nông dân Tỉnh Tây Ninh nói riêng và cũng không xa lạ với giới truyền thông cùng với người dân Việt nói chung. Vì các năm trước đây ông đã nổi tiếng vì có những cải tiến kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, giúp người nông dân tiết kiệm chi phí, thời gian, mang lại hiệu quả cao hơn trong sản xuất.

Thế nên có người nói ông Trần Quốc Hải có duyên trong sản xuất các loại máy phục vụ nông nghiệp và là cha đẻ của nhiều loại máy nông nghiệp. Điều thú vị, những chiếc máy sáng chế của ông, vừa giảm chi phí, hiệu suất lao động cao, lại rất phù hợp với mặt bằng môi trường lao động ở nông thôn VN mà nay có mặt cả ở nước ngoài được người nông dân sở tại cũng rất ưa chuộng vì thế người ta đặt cho ông cái tên (KHKT) thật trìu mến “Hai Lúa”. Đủ thấy khát vọng sáng tạo, vươn lên của người nông dân đã từng có thời một nắng hai sương trên đồng ruộng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà vẫn vất vả khó khăn, năng xuất lao động thấp nên đói vẫn hoàn đói, nghèo vẫn hoàn nghèo mong muốn làm giầu mà không thể giầu lên được, vì thế niềm đam mê sáng tạo, chế tạo máy nông nghiệp trong con người ông luôn ấp ủ trỗi dậy cứ như định mệnh ông phải là con người như vậy.

Thế nhưng những ham mê chế tạo của ông mãi mãi vẫn chỉ ở Tỉnh Tây ninh nhỏ bé của ông mà thôi, nếu không có một cơ may cùng với duyên nợ bất ngờ. Nay tên tuổi ông vượt qua lũy tre làng, vượt qua biên giới nước Việt và rạng rỡ ở ngay một quốc gia nghèo khó là Campuchia nay đang có những bước đi lên phát triển mạnh mẽ về kinh tế rất đáng khâm phục. Từ người nông dân đến một Đại tướng quân, là khoảng cách của niềm say mê học hỏi và sáng tạo vô hạn. Người ta nói sinh nghề tử nghiệp mấy lần cha con ông suýt sạt nghiệp vì những ước mơ được chắp cánh bay lên bầu trời bị xếp xó, bởi sáng chế không thành công nên trở thành nỗi thất vọng. Thất vọng trên trời nhưng ông lại thành công dưới mặt đất, Những cơ may và sự nghiệp cũng bắt đầu từ duyên nợ khi ông được nước bạn(CPC) mời sang để hỗ trợ kỹ thuật máy trồng sắn tại Lữ đoàn 70, theo (Gool Tiên lãng) số phận và cơ may vẫn theo đuổi ông nay biến thành duyên nợ, khi ông phát hiện những chiếc xe bọc thép cổ lỗ sỹ đang sắp thành đống sắt vụn, đắp chiếu chờ thanh lý, lại có những chiếc răm bảy người lính cắm đầu, è cổ đẩy mà vẫn không nổ, sau một lúc ngắm nhìn, bệnh nghề nghiệp ông lại phát tác, ông sờ mó, bắt bệnh của những chiếc xe bọc thép và ông nói ông sẽ sửa được làm cả quan lẫn lính Campuchia trố mắt nhìn lắc đầu, không tin đó là sự thật. Được sự đồng ý của phía bạn ông tự bỏ tiền túi 25.000 USD để sửa xe bọc thép BRDM 2 (do Liên xô cũ sản xuất), cho quân đội CPC. Từ chiếc xe đầu tiên được ông sửa, vận hành tốt, giảm bớt nhiên liệu chỉ bằng một phần hai, các chức năng hoạt động lại mạnh hơn trước, ông đã sửa chữa thêm 10 chiếc xe bọc thép khác và bắt tay vào nghiên cứu chế tạo một xe bọc thép với tính năng mới hoàn toàn. khi đọc các bài viết trên Gool Tiên lãng 9/11 (Tuổi trẻ, 10/11), (Dân trí ngày 12/11), (vnExpress 13/11), (Việt Nam Nét 14/11)……các bài viết đều khen ông rất nhiều, nhưng cá biệt có rất nhiều người phản ứng cho đó là sự thổi phồng, đưa tin quá đáng chưa được kiểm chứng rồi “Cộng đồng mạng xôn xao vụ anh Trần Quốc Hải được nhà nước Campuchia vinh danh vì thành tích sửa và chế tạo xe bọc thép cho quân đội nước này. Hầu như ngay lập tức báo chí nhảy vào tung hô anh một cách thái quá, và tiện tay chỉ trích chính quyền coi nhẹ chất xám, không khuyến khích và trọng dụng nhân tài. Điều đáng nói, chính anh Hải lại phát biểu rằng: "Đam mê của tôi không được khuyến khích tại Việt Nam". Đó là tuyên bố thô thiển.

Sao lại gọi là thô thiển khi sản phẩm, cải tiến hay chế tạo mới do ông Hải làm ra khỏi phải nói, nó đã gây chấn động thế nào với nước bạn và cả quê hương đất Việt của ông. Vì ông không phải người đầu tiên thành công vì đã có hàng nghìn người Việt khác đã thành đạt lẫn thành danh trên xứ người. Nhưng sự thành công của ông nó đặc biệt quá, khác người quá. Vì ông xuất thân không phải là Giáo sư hay Tiến sỹ chỉ là người nông dân chân đất đó mới là chuyện lạ có thật.

Những người hay có thói chê bai họ cũng phải tự hiểu rằng những Giáo sư hay Tiến sỹ, cùng những tướng lĩnh CPC họ đều trưởng thành từ người lính chiến, hiểu thế nào trận mạc, họ chẳng đến nỗi “quá ngu” không hiểu được những cải tiến mang lại hiệu quả chiến đấu cao của những xe thiết giáp phù hợp, thích nghi với chiến trường của họ, mà lại đổ cả đống tiền bằng mồ hôi nước mắt của người dân để biến những chiếc xe bọc thép đã được cải tiến thành “cỗ quan tài sắt” chôn người lính của họ, như có kẻ độc mồm nói. Cho nên khi trả lời báo chí ông bộc bạch chân thật của một nhà nông rất đáng làm mọi người suy nghĩ: “Ở xứ ta, mình chưa làm đã bị đặt câu hỏi: Anh có học không mà đòi làm. Nói thật, làm khoa học ở xứ mình buồn lắm”! vì thế trong suy nghĩ của ông, đất này không phù hợp cho ông dụng võ nên cay đắng phải: Xuất ngoại là việc chẳng đặng đừng. Nhưng không có cách nào khác!

Nói cho công bằng, khái niệm làm khoa học của ông Trần Quốc Hải chưa chuẩn xác lắm. Bản chất những công việc của ông là công việc của một nhà kỹ thuật, có những sáng kiến cải tiến, thậm chí có những chế tạo. Nhưng sự thờ ơ của những người có trách nhiệm, nỗi buồn của cha con ông Hải, nhất là câu trả lời của một số người có trách nhiệm khiến ông Hải buồn và cay đắng mãi “Anh chế (tạo) rất là giỏi, nhưng thôi đừng chế nữa, theo Việt Nam Nét vô tình, hay hữu ý đã đụng chạm đến nỗi đau của những người ham sáng chế, ham khoa học kỹ thuật nhưng lại tự ty với câu nói của họ mình là những người nông dân không có học?

Xe bọc thép mới do cha con ông Hải chế tạo. Ảnh LĐO

Xã hội ngày nay người ta thích “hư danh”. Không biết tự bao giờ có quan niệm đi học để làm quan, để hưởng bổng lộc chứ chưa bao giờ học để… làm việc, để cống hiến. Bằng cấp ngày nay cứ như một thứ hàng xa xỉ, cũng từ tự lúc nào, như một tiêu chí để đánh giá tài năng bằng “hư danh” đã làm người ta mờ mắt, có quyền định kiến mang tính áp đặt “Nghiên cứu, sáng tạo, sáng chế như một đặc ân, đặc tính của những người có học vấn, có bằng cấp, học vị nhất định, chứ không phải của những người nông dân chân đất”.

Không biết sau những sự kiện ở nước người, nước Việt có sự thay đổi nào trong cách nhìn nhận, trong chính sách với những tài năng sáng tạo như ông ông Trần Quốc Hải...và như của bao Nhà khoa học chân đất khác hay không? Thế nên Nhà nước cần xem lại chính sách, sự đãi ngộ, một số đơn vị chức năng thật sự cầu thị, không định kiến để chất xám của mọi người đều đáng được trân trọng không bị “Chảy” ra nước ngoài một cách vô ích. Trong khi những nghiên cứu khoa học sáng giá, những sáng chế có tầm vĩ mô của 9000 Giáo sư, 24.300 Tiến sỹ, nhà khoa học được đào tạo bài bản, tiêu tốn biết bao tiền của dân mà lại quá...nghèo nàn, quá khiêm tốn trong những thành công để đến nỗi không làm nổi một chiếc ốc vít, thì không còn gì để nói.

Ông Hải đang nổi danh ở nước ngoài đó là một sự thật nay mọi người đều biết đến xét theo mọi khía cạnh dù tốt, hay xấu, nên hay không nên, vì thế cũng có người nói “Dư âm của nó đều cho thấy một điều tư duy quản lý, nền quản trị quốc gia từ vi mô tới vĩ mô của nước Việt đang phải Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước Chọn một dòng hay để nước trôi?

Bài của Khanh Kim gửi cho Tre Làng

SỰ THẬT "HAI LÚA" VÀ 2 CHỮ THÔ THIỂN Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Unknown

1 nhận xét:

comment xây dựng Tre Làng Blog nhớ viết có dấu, có lịch sự