Bài của Võ Khánh Linh: Vì sao Lê Công Định tôn vinh Ngô Đình Diệm?
Trước ngày giỗ của Ngô Đình Diệm, Lê Công Định viết cảm tưởng bài thể hiện sự ngưỡng mộ ông Diệm, cho ông Diệm có thể đưa Việt Nam “sánh ngang với Nhật Bản ở Á châu” nếu không bị lật đổ, ví ông Diệm “một nhân vật từng có sự nghiệp vĩ đại nhất của dân tộc ở thế kỷ 20” “nhân vật lịch sử đã từng tranh đấu và ngã xuống vì quốc gia Việt Nam”, cho Ngô Đình Nhu là “một nhà tư tưởng lớn hiếm hoi của Việt Nam”, ước nguyện “phục hoàn và tôn vinh tương xứng với sự nghiệp vĩ đại của ông”. Thông qua mượn hình ảnh người cha hối hận vì theo cộng sản và chia sẻ nguyện ước với nhóm bạn bè với Lê Quốc Quân, Lê Công Định dành ngôn từ thành kính nhất bày tỏ sự cam kết sẽ đi theo “tấm gương” gia đình họ Ngô trước ngày giỗ Ngô Đình Diệm. Cùng với Lê Công Định trong nước, bên kia địa cầu, ông Hải Điếu Cày gọi cờ vàng là “lá cờ tổ quốc, đại diện cho những quyền tự do dân chủ”, cờ đỏ sao vàng là lá cờ của độc tài đều làm nức lòng cộng đồng, con cháu VNCH với lượng fan khủng. Nếu như cầu trả lời xác lập vị trí đứng dưới ngọn cờ vàng của Hải Điếu Cày được cả hệ thống truyền thông chống cộng tôn vinh, ca ngợi nức nở thì bài viết suy tôn gia đình họ Ngô của Lê Công Định nhận được lượng like và share khủng toàn từ “giới đấu tranh dân chủ” trên khắp hệ thống facebook.
Lê Công Định sinh năm1968, tức đã 46 tuổi rồi, không thể nói rằng ông Định chưa phải là con người không có chính kiến riêng, nhưng cứ mỗi bận muốn ca ngợi chế độ VNCH hay phản đối chế độ hiện hành, xuyên tạc lịch sử chống Mỹ cứu nước đều mượn hình ảnh người cha, lời nói của cha mình và thể hiện bản thân là người con kính trọng cha mình như là cách để tránh sự bày tỏ chính kiến. Quả thật thế giới này ít có người con nào “ngoan ngoãn” và “ngưỡng vọng” từng lời dạy bảo của cha đẻ hơn Lê Công Định. Sự vâng lời cha mẹ là đức tính đáng quý của người Việt và không ai nỡ “phản bác” hay “lên án” người con ngoan như Định và xúc phạm đến một người đã khuất chỉ vì quan điểm trái ngược. Bởi vậy những lời bày tỏ ngưỡng vọng đối với chế độ VNCH hay gia đình họ Ngô cũng như quan điểm đánh giá về lịch sử Việt Nam của Định không bị ăn nhiều gạch đá trên mạng như nhiều anh chị “đấu tranh dân chủ” đã trưởng thành khác!!!
Cùng với việc thể hiện chính kiến là “người con ngoan ngoãn” ra, Lê Công Định thường tránh đề cập trực tiếp bản chất vấn đề, không sa đà vào dẫn chứng cụ thể để “bạch hóa” đúng sai vấn đề đó mà chỉ thể hiện sự ngưỡng vọng, niềm tin nội tâm của bản thân, nên thực sự dư luận xem ông ta như “con bệnh đáng thương” hơn là đối thủ cần lên án. Hình ảnh mà Lê Công Định đang tạo ra khiến người ta không thể không liên tưởng đến diễn viên yểu mệnh, bi lụy vì tình Lê Công Tuấn Anh đáng thương hơn đáng trách, khác hẳn với tâm thế dành cho một vị luật sư nổi danh trước khi đi tù với bài viết bày tỏ chính kiến mạnh mẽ (dù là ẩn danh).
Dù không nỡ phản bác lại niềm tin đáng thương, sự sùng bái thành tín của Lê Công Định với gia đình họ Ngô y như con chiên với đức chúa trời của mình, nhưng tôi không thể không dành vài đánh giá với ông Ngô Đình Diệm khi mà lịch sử về ông và gia đình họ Ngô đã được hàng trăm cuốn sách và bản án của CIA ghi rành rẽ, tức đen trắng đã rõ ràng mồm một để nói với cộng đồng “những người đấu tranh dân chủ” đã like, share, ca tụng ông Lê Công Định vì tôi biết rõ đa phần họ đã trưởng thành và không dại khờ bấu víu hay ẩn nấp vào “lời nói cha mình” để tránh né bày tỏ chính kiến trực tiếp như ông Định .
Trong bài viết Vài nét về cụ Diệm, ông Trần Chung Ngọc đã trích dẫn 20 cuốn sách của các học giả Mỹ, phương Tây khác nhau viết/đánh giá về ông Diệm và gia đình họ Ngô, cùng với thư mục wikipedia tập hợp đánh giá về ông Ngô Đình Diệm, cho thấy rõ ông Diệm được “Hồng y Spellman và giáo hoàng Pius XII trồng vào cái ghế tổng thống” vì “ở Diệm, Spellman nhìn thấy những đặc điểm mà ông ta muốn có trong mọi người lãnh đạo: Công Giáo nồng nhiệt và chống Cộng điên cuồng”. Điểm chung thống nhất của các học giả Tây phương đánh giá về Diệm là “độc tài”, “gia đình trị”, học thuyết Nhân vị, đảng Cần lao nhân vị mà Lê Công Định ca ngợi của Nhu được đánh giá như là “một pha trộn lộn xộn của những sắc lệnh của giáo hoàng và kinh tế mẫu giáo, tổ hợp với một sự nghi ngờ những tư nhân thương gia, một sự e ngại đầu tư ngoại quốc, và một quan niệm là không thể thành đạt được gì nhiều ở Việt Nam nếu không có sự kiểm soát của chính phủ”.
Để suy tôn bản thân, người dân miền đã Nam bị cưỡng bức phải ca bài “Toàn dân Việt Nam biết ơn Ngô Tổng Thống; Ngô Tổng Thống, Ngô Tổng Thống muôn năm”. Niềm tin vào Thánh giá của Diệm thể hiện qua việc phủi bỏ lời thề độc bảo vệ chế độ Bảo Đại trước khi được vua Bảo Đại cho chức Thủ tướng sau một năm nằm quyền bằng màn trưng cầu dân ý gian lận thô thiển (650 ngàn người dân Sài gòn bỏ phiếu ủng hộ Diệm trong khi chỉ có 450 ngàn người đăng ký bầu cử)!
Cách thức “đoàn kết dân tộc” của gia đình họ Ngô là đưa Công giáo với 7% dân số Việt Nam là quốc giáo và đàn áp tín ngưỡng của 80 % dân số là “kỳ thị Phật Giáo một cách có hệ thống”, tiêu biểu như việc không cho treo cờ Phật giáo nơi công cộng và phát ngôn kỳ thị vùng miền có một không hai kiểu như “Chỉ có dân miền Trung mới có khả năng lãnh đạo quốc gia. Dân miền Bắc hợp với buôn bán, còn dân miền Nam chỉ làm tướng võ biền”.[89] thể hiện rõ ràng bằng việc ưu ái chọn người Huế vào bộ máy cai trị.
Tất cả những kẻ ngồi trên pháp luật phải bị pháp luật trừng trị thật nghiêm khắc
Trả lờiXóa