Khoai@
Cái tên VTV đã từng là một thương hiệu lớn, nhưng gần đây đang bị dư luận chú ý bởi những chương trình phản cảm, thiếu tính giáo dục, và ở đằng sau nó người ta đồn đoán rằng có chuyện gì đó không ổn.
Tất nhiên, câu hỏi của khán giả là: Họ đang làm gì thế nhỉ?
Bản thân người viết entry này đã không ít lần thất vọng về nhưng người thực hiện các chương trình và đôi khi, ngay cả các chủ đề, cùng thông điệp mà họ muốn gửi gắm đến công chúng. Người viết không có mục đích gì khác ngoài mong muốn "nhặt sạn" để mong rằng, VTV sẽ được trả về đúng vị thế của nó.
1. Giai điệu tự hào
Nội dung phần này được lược lại các ý kiến của các bạn về chương trình này, chủ yếu tập trung ở bài "nhà đài nên xem lại chương trình tự hào" của bạn Thai Vu Nguyen gửi đăng trên blog này.
Chương trình "Giai điệu tự hào” đã VTV mua bản quyền từ một chương trình thành công của truyền hình Nga mang tên “Báu vật quốc gia”. Theo ý kiến cá nhân, đây là một chương trình rất đáng làm, bởi những bài ca đi cùng năm tháng được thể hiện trong chương trình đã làm người xem xúc động và khơi dậy niềm tự hào dân tộc qua những ký ức lịch sử đáng trân trọng, lòng biết ơn đối với những thế hệ cha ông đã hi sinh biết bao xương máu để chúng ta có được độc lập, hòa bình như ngày hôm nay. Có lẽ vì thế nó được chuyển tên từ "Báu vật quốc gia" thành "Giai điệu tự hào".
Điểm chính cần bàn là người dẫn chương trình và ngay cả những người tham gia thuộc đủ thành phần đã không làm tốt vai trò của mình ở tầm "quốc gia" như nhà đài VTV, và vì thế ý nghĩa của nó không chỉ bị mất mà còn bị lợi dụng.
Trong chương trình phát sóng đầu tiên, ngay từ ca khúc đầu là “Bài ca năm tấn”, nhà văn Trang Hạ, không một lời khen, và loanh quanh rằng ca khúc này đã lỗi thời, chị phán như thánh: “…xuyên suốt bài hát là hình ảnh người phụ nữ trên ruộng lúa, con trâu đi trước cái cày theo sau (và đó) là một cái hình ảnh đẹp đẽ nhưng mà nó làm tổn thương xã hội này (?!). Bởi vì suốt hơn 50 năm qua thì điều đấy nó không thay đổi, thậm chí là nói xin lỗi một số thanh niên nông thôn vẫn nói rằng là chúng tôi chẳng khác gì đời cha anh (?!), tức là lấy mông con trâu làm thước ngắm”.
Nói cho đúng, đây là lời nhục mạ lớn nhất đối với người phụ nữ Việt Nam, và nó biến những ca khúc bất hủ, được VTV gọi là "Giai điệu tự hào". Tôi thấy không có lý do gì để nhà văn Trang Hạ coi hình ảnh phụ nữ Việt Nam với "con trâu đi trước, cái cày theo sau" lại là hình ảnh làm tổn thương xã hội này cả. Trái lại, nó là hình ảnh đẹp của "phụ nữ ba đảm đang".
Một bạn có Thai Vu Nguyen đã viết: "Với những người bình thường thì khi được nghe những giai điệu mượt mà và được xem lại những hình ảnh nhân dân miền Bắc anh hùng chắc tay súng vững tay cày trong ca khúc “Bài ca năm tấn”, chắc hẳn rằng không ai không bồi hồi xúc động và trào dâng một niềm cảm phục khó tả. Ấy thế mà những người được gọi là “nhà văn” ấy lại phán rằng hình ảnh ấy “làm tổn thương” xã hội. Đúng là cái nhìn của một kẻ lệch lạc và thần kinh có vấn đề.". Vâng, bạn nó đúng, thần kinh có vấn đề.
Vẫn giọng điệu đó, Trang Hạ lại tiếp tục xuyên tạc rằng “suốt hơn 50 năm qua thì điều đấy nó không thay đổi”. Tôi được biết chị đi nhiều, va đập nhiều cùng chiếc xe máy cào cào đặc trưng "Trang Hạ", nhưng tôi không biết vì sao chị không thấy được sự đổi thay kì diệu của nông thôn Việt Nam ngày nay so với cách đây 10 năm chứ chưa nói đến 50 năm. Thực tế là, bên cạnh những đổi thay diệu kì, thì vẫn còn nhiều nơi chưa thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu. Nhưng những biến chuyển về nông thôn ngày nay và những sự thật về xóa đói giảm nghèo là không thể phủ nhận. Sử dụng xảo thuật, lấy cái cụ thể để quy chụp cho cái toàn thể là không thể chấp nhận.
Tôi vẫn là độc giả thường xuyên của Trang Hạ, tôi cảm phục và quý mến chị vì phong thái văn có một không hai của chị, nhưng không thể đồng tình với lối miệt thị người phụ nữ nông thôn thông qua sự thể hiện "trách nhiệm" của người thành phố như chị nói: "Có lẽ chính những cái người thành phố được ăn học như chúng ta và có hiểu biết và có nhiều sự lựa chọn phải có trách nhiệm với những người nông thôn mà vẫn đi đằng sau lưng con trâu đó”.
Trước hết, người phụ nữ nông thôn dù "không được ăn học" như người thành phố nhà chị cũng luôn tâm niệm trong lòng rằng, "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "uống nước nhớ nguồn", và họ không bao giờ quên được công lao của những thế hệ ông cha đã hy sinh xương máu để có được ngày hôm nay. Những người phụ nữ nông thôn cũng sẽ rất lấy làm tự hào với "bài ca năm tấn", với phương thức sản xuất "con trâu đi trước, cái cày đi sau" đã góp phần giải phóng miền Nam, và gần gũi hơn nữa, nhờ đó chúng ta và cả chị nữa, có cái để bỏ vào mồm, có cái ấm lòng mà ăn mà học.
Đọc thêm »
Bài viết rất hay và có ý nghĩa
Trả lờiXóa