Blog Tre Làng Phản Biện những vấn đề chính trị xã hội, chửi cái lũ phản động

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

THÁI LAN: BÀI HỌC NHÂN QUYỀN CHO HRW (HUMAN RIGHTS WATCH)

Lam Sơn


Nhiều năm qua, bằng việc tự nhận sứ mạng "bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới", Tổ-chức Theo-dõi Nhân Quyền (HRW) nhiều lần công bố thông tin xuyên tạc về vấn đề nhân quyền, đưa ra đòi hỏi phi lý, ngạo ngược với chính phủ một số nước, và luôn bị dư luận thế giới phản đối. Trong bối cảnh đó, có thể nói, việc gần đây trang web của HRW bị cấm hoạt động tại Thái-lan chính là một sự cảnh tỉnh đối với HRW.

Theo bản tin trên RFI ngày 29-11 có nhan đề "Thủ tướng Thái ủng hộ việc cấm trang web của Human Rights Watch," ngày 28-11 Thủ tướng Thái-lan Pray-út Chan Ô-cha (Prayut Chan-Ocha) cho biết, Bộ Truyền thông và Thông tin của Thái-lan đã ra lệnh cấm trang mạng của tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch - HRW) và ông hoàn toàn ủng hộ quyết định này, bởi trang mạng của HRW đã vi phạm các quy định về an ninh quốc gia của Thái-lan, ông coi đó là biện pháp để bảo vệ trật tự cho Thái-lan. Thủ tướng Pray-út cũng bác bỏ cáo buộc chính quyền Băng-cốc đã "khóa miệng" HRW, vì theo ông: "Nếu tự do có nghĩa là tất cả mọi người cùng được quyền viết bậy bạ và thóa mạ người khác, thì Thái-lan sẽ không tồn tại được". Ðồng thời, Thủ tướng Thái-lan cho rằng, HRW cũng như giới truyền thông Thái-lan nên tập trung nhiều hơn tới các sáng kiến chính trị mới của nội các do ông điều hành.

Dư luận thế giới cho rằng, hành động trên được cho là để đáp trả báo cáo ngày 25-11 của HRW về tình hình nhân quyền ở Thái-lan. Vì trong báo cáo này, HRW chỉ trích chính phủ quân sự Thái-lan đã đàn áp nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản của con người sau sáu tháng kể từ khi đảo chính (ngày 22-5); thậm chí ông Brad Adam, Giám đốc khu vực châu Á của HRW còn cho rằng, tình hình nhân quyền tại Thái-lan "rơi xuống hố sâu không đáy" vì những người bất đồng chính kiến bị bắt giữ, xét xử bởi tòa án quân sự, truyền thông bị kiểm duyệt, quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp bị đàn áp... HRW nhận xét Hội đồng Quốc gia cầm quyền vì hòa bình và trật tự (NCPO) do Thủ tướng Pray-út đứng đầu chưa chứng tỏ được bất kỳ dấu hiệu cho thấy sẽ phục hồi thể chế dân chủ tại Thái-lan!

Hẳn là cái gọi là báo cáo nhân quyền của HRW đã trở thành giọt nước làm tràn ly, bởi liên tục trong các tháng gần đây, lúc thì HRW phê phán việc trừng trị nghiêm khắc tội "khi quân" gia tăng tại Thái-lan; lúc thì cho rằng Thái-lan "giam giữ trẻ em nhập cư vô thời hạn không đúng các tiêu chuẩn đối xử với trẻ em",...

Việc Thái-lan phản đối báo cáo nhân quyền, ngăn chặn trang mạng của HRW là một đòn giáng mạnh vào uy tín vốn từ lâu đã lung lay của tổ chức này. Ðây không phải là lần đầu và Thái-lan cũng không phải là quốc gia duy nhất đã bị HRW chỉ trích, đánh giá thiếu công tâm, thậm chí thiên vị, lệch lạc.

Ông Rupert Murdoch của tờ Time

Nhiều quốc gia trên thế giới, một số tổ chức phi chính phủ (NGOs), giới truyền thông và ông R.L. Béc-ten (Robert L. Bernstein) - một trong các nhân vật sáng lập và là cựu chủ tịch HRW, đã nhiều lần chỉ trích HRW. Có thể chia các chỉ trích đối với HRW thành hai loại, gồm: năng lực nghiên cứu yếu kém, báo cáo thiếu chính xác; thái độ thiên lệch, lợi dụng ý thức hệ. R. Mơ-đốc (Rupert Murdoch), ông chủ tờ Thời báo (The Times), đã cáo buộc HRW thiếu kiến thức chuyên sâu, đưa tin không chính xác về cuộc chiến tại dải Ga-da, Áp-ga-ni-xtan. Viện nghiên cứu Monitor thì cáo buộc HRW áp dụng phương pháp luận sai lầm, hiểu sai luật pháp quốc tế; thể hiện sự thiên lệch trong phương pháp thu thập thông tin vì tin tưởng thái quá vào "mắt thấy tai nghe" của những người được họ gắn mác "nhân chứng" trong khi lại bỏ ngoài tai tất cả thông tin do chính quyền cung cấp. Ðiều này không chỉ xảy ra với trường hợp báo cáo về tình hình nhân quyền ở dải Ga-da, Áp-ga-ni-xtan (Gaza, Afganistan,) mà còn lặp lại với hầu hết báo cáo nhân quyền do HRW tổng kết, đánh giá.

Hằng năm, HRW công bố cái gọi là báo cáo nhân quyền phản ánh tình hình nhân quyền ở gần 100 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ðiều này sẽ là bình thường nếu HRW có thái độ khách quan, trung thực, thiện chí nhằm đóng góp vào sự phát triển nhân quyền trên thế giới nói chung, và của mỗi quốc gia nói riêng. Nhưng đáng tiếc là thông tin, đánh giá HRW đưa ra chủ yếu cóp nhặt một chiều, sai sự thật, khiến dư luận đặt câu hỏi đâu là mục đích thật sự của HRW? Phải chăng sau khi tự phong cho mình một "sứ mệnh", là HRW có điều kiện để nấp dưới "vỏ bọc nhân quyền" mà can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của một số quốc gia trên thế giới?

Có một vấn đề không thể không quan tâm là nhiều năm qua cái gọi là báo cáo của HRW chỉ tập trung vào các quyền chính trị và dân sự, phớt lờ các quyền kinh tế và xã hội. HRW tuyên bố sứ mệnh của họ là bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới, buộc chính phủ các nước chấm dứt các hình thức lạm quyền, tôn trọng các quy định của luật pháp quốc tế về nhân quyền, cụ thể là Tuyên ngôn nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ), trong đó quy định đầy đủ các quyền chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa. Tuy nhiên, dường như HRW lại không "hài lòng" với các quy định trong Tuyên ngôn nhân quyền LHQ khi văn bản này yêu cầu chính phủ các nước phải bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội cho người dân, phải chăng vì yêu cầu đó mâu thuẫn với những giá trị mà HRW theo đuổi? Có lẽ những người ở HRW coi việc Tuyên ngôn nhân quyền LHQ khẳng định "quyền được ăn, mặc, quyền có chỗ ở, được hưởng các dịch vụ y tế và các dịch vụ xã hội khác"(Ðiều 25), "quyền được chia sẻ lợi ích của các tiến bộ khoa học" (Ðiều 27) là việc của cá nhân chứ không phải là trách nhiệm của các chính phủ, nên họ chỉ tập trung theo đuổi, ủng hộ quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận? Bởi hoạt động của HRW cho thấy họ đã bảo vệ các quyền cơ bản của con người theo những phương cách rất phiến diện.
Đọc thêm »

THÁI LAN: BÀI HỌC NHÂN QUYỀN CHO HRW (HUMAN RIGHTS WATCH) Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Unknown

2 nhận xét:

  1. Đây là việ làm đúng đắn của Thái Lan, không thể để HRW tác oai, tác quái được

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói rất đúng, tôi cũng nghĩ như vậy

      Xóa

comment xây dựng Tre Làng Blog nhớ viết có dấu, có lịch sự