Blog Tre Làng Phản Biện những vấn đề chính trị xã hội, chửi cái lũ phản động

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

SỐNG DƯỚI BÓNG QUYỀN LỰC VÔ HÌNH

Sống dưới bóng "quyền lực vô hình"

Từ lâu đã thành thông lệ, sau màn đọc "kính thưa", "kính gửi" của vài quan chức, diễn đàn trao đổi ngay lập tức được dựng lên và vận hành bởi số ít nhà khoa học "lão làng"tóc đã muối tiêu. 

Nhiều nghiên cứu đã ca ngợi tập quán "trọng xỉ" như nét đẹp văn hóa của người Việt. Ấy là việc dành kính trọng, ưu tiên cho người già. Điều này thể hiện qua nhiều thế ứng xử như dành chỗ ngồi trang trọng nhất, lễ mừng thọ hay tiếng nói của họ luôn có trọng lượng... Tập quán này phổ biến ở nhiều cộng đồng khác ở nước ta cũng như trên thế giới và đây được coi là nét văn hóa đặc trưng, phổ biến ở xã hội nông nghiệp.

Đây là một giá trị văn hóa nhân văn, cần được lưu giữ. Điều cần bàn ở đây là việc làm sao để nét đẹp ứng xử này không bị lạm dụng, thành vật cản cho phát triển bởi trong nhiều trường hợp, tâm lí trọng tuổi tác đã bị biến tướng.

"Ma cũ" và "ma mới"

Như một thứ thông lệ ở nhiều nơi, kẻ vào sau luôn phải "nhún nhường" với người trước. Ở chừng mực nào đó, thâm niên công tác như một thứ quyền lực vô hình, mặc nhiên gắn với đâu đó đặc quyền nhất định dù cho trong khá nhiều trường hợp, người có ít thâm niên hơn lại có năng lực, những đóng góp cụ thể và hiệu quả hơn.

Ở nhiều cơ quan, việc xét lên lương trước hạn hay đi nước ngoài từ lâu ngầm định ưu tiên cán bộ có thâm niên hay sắp về hưu. Nghịch lí ở chỗ việc này cứ "tự nhiên" được quyết định mà không gặp bất cứ ý kiến phản biện nào. Nhiều trường hợp người được xét lên lương không có thành tích gì nổi bật; người được cử đi nước ngoài không có chuyên môn phù hợp, không có đủ trình độ ngoại ngữ. Tiền thuế của dân hồn nhiên được sử dụng mà hiệu quả đem lại cứ thầm lặng đến vô cùng...

Việc thi nâng ngạch ở nhiều cơ quan khoa học cũng vậy. Hệ số lương được coi như một trong yêu cầu bắt buộc, quyết định đến việc ai đó có đủ tiêu chuẩn thi hay không. Mà hệ số lương thì đa phần đồng nghĩa với số năm công tác. Dẫn đến không ít cán bộ trẻ có năng lực, có thành tích nhưng vẫn phải "sống mòn" đếm thời gian đến ngày lên lương và do đó, đồng lương của họ thấp hơn so với đâu đó nhiều đồng nghiệp có thâm niên hơn dẫu cho cống hiến cả vô hình và hữu hình của người "đứng sau" lại vượt trội so với của kẻ "ngồi trước". Thời gian thì trôi chậm và lòng người cứ phân ưu.

Rồi nữa, trong nhiều hội thảo khoa học, từ lâu đã thành thông lệ, sau màn "kính thưa" của vài vị quan chức, diễn đàn trao đổi ngay lập tức được dựng lên và vận hành bởi số ít nhà khoa học "lão làng". Đa phần những trao đi đổi lại này chỉ diễn ra giữa một nhóm nhà khoa học chí ít thì tóc cũng đã muối tiêu và càng đáng tiếc hơn khi đa phần người nghe cứ mệt nhoài đến độ lạc lối nếu muốn tìm kiếm những điều mới mẻ từ các thảo luận đó. Cán bộ trẻ nên ngoan ngoãn ngồi tít phía sau, tốt nhất là im lặng mà nghe hay làm gì khác thì tùy miễn là đừng có ý kiến này, ý kiến nọ. Chân lí chưa bao giờ sẵn sàng nhìn về phía tương lai mà dường như vẫn còn mải chìm đắm đâu đó trong hào quang quá khứ?

Để măng mọc khi tre chưa già

Cổ nhân đã từng dạy “con hơn cha là nhà có phúc” và vị GS lừng danh Trần Quốc Vượng đã “chua” thêm một câu là “trò hơn thầy, đức nước càng dày”.

Thông điệp gửi gắm quá rõ: một xã hội chỉ phát triển khi thế hệ sau tiến xa hơn, đạt được nhiều thành tựu hơn. Điều này đúng ra phải là hiển nhiên bởi lớp đi sau được kế thừa từ người đi trước, có nền móng nhất định để tiếp bước, phát triển hơn.

Đọc thêm »

SỐNG DƯỚI BÓNG QUYỀN LỰC VÔ HÌNH Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Unknown

1 nhận xét:

comment xây dựng Tre Làng Blog nhớ viết có dấu, có lịch sự