Blog Tre Làng Phản Biện những vấn đề chính trị xã hội, chửi cái lũ phản động

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

"TỌA ĐÀM VỀ NGƯỜI BẢO VỆ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM" VÀ CHIÊU NÚP BÓNG NHÀ THỜ

LâmTrực@

Ngày hôm qua, trên mạng xuất hiện một số bài về buổi tọa đàm "Cơ chế của LHQ về bảo vệ người bảo vệ Nhân quyền" diễn ra lúc 20h40 ngày 26 tháng 11 năm 2014 tại nhà thờ Thái Hà. Cũng như sự ra mắt của Hội nhà văn độc lập VN, hay Hội nhà báo độc lập VN, buổi tọa đàm này cũng không thu hút được được sự chú ý của dân chúng. Tin tức về buổi tọa đàm này có vẻ không được cộng đồng mạng đón nhận, ngoài trừ các trang của RFA, BBC, VOA, Bô sít, Quechoa, và Tễu.

Ta cùng bàn về vài điểm sau đây:

1. Họ có phải người bảo vệ nhân quyền không?

Theo như lời ông TS Nguyễn Quang A, người cầm đầu buổi tọa đàm, "số người dự cuộc tọa đàm sáng nay là trên 70 người, trong đó có một đại diện của khối Liên hiệp châu Âu, bảy đại diện từ các đại sứ quán của Hoa Kỳ, Anh quốc, Úc và nhiều nước khác".

Một người bạn đề nghị giấu tên có mặt trong buổi "tọa đàm" đó cho biết, ngoài thành phần trên, buổi tụ tập này còn có sự tham gia của các cá nhân và "băng nhóm" có quá trình chống phá nhà nước, và đều tự xưng là các "hội", "mạng", hay "câu lạc bộ". Có thể kể đến Hội Anh em Dân chủ, Hội phụ nữ Nhân quyền, Hội bầu bí tương thân, Hội Tù nhân lương tâm, Mạng lưới Blogger 258, NoU Hà Nội, NoU Sài Gòn.v.v..

Có 3 điểm chung nhất là (1) họ tự gọi mình là những "Người bảo vệ nhân quyền"; (2) trong con mắt người dân, họ chỉ là những băng đảng mang dáng dấp của những kẻ lừa lọc, phản loạn, chống nhà nước, và (3) chiểu theo luật pháp Việt Nam, các "băng đảng" này đều là các tổ chức bất hợp pháp.

Loại trừ khách nước ngoài tham dự vì nhiều lý do khác nhau (chủ yếu là vì lợi ích của chính đất nước họ, và muốn sử dụng những sự kiện tương tự như một công cụ gây sức ép với chính phủ Việt Nam), thì danh sách những người tham gia tọa đàm chủ yếu là những kẻ có quá khứ bất hảo, dối trá và thường xuyên có những hoạt động bất tuân pháp luật, gây rối trật tự công cộng. Nhiều người trong số họ đã bị xử lý về các hành vi trộm cắp, môi giới mại dâm, tham ô, biển thủ công quỹ, hoặc đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ chế độ. 
Những người theo dõi khá bất ngờ khi thấy Phạm Lê Vương Các tuyên bố hùng hồn rằng: "Một cơ quan bảo vệ Nhân quyền khi đưa thông tin sai lệch thì không được coi là người bảo vệ nhân quyền".  Điều này là trái ngược hoàn toàn với những gì mà Phạm Lê Vương Các và những thành viên thuộc các băng nhóm trên đã tiến hành bấy lâu nay. 

Với thành phần ấy, người dân nghi ngờ về mục đích của buổi tọa đàm này. Riêng người viết,  hoàn toàn không thể tin đó là những "người bảo vệ nhân quyền". Ngược lại, họ là những kẻ phá hoại nhân quyền ở Việt Nam. 

Nhân quyền gì khi mà chính họ thường xuyên kích động người dân biểu tình, gây bất ổn xã hội, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh và quyền được nghỉ ngơi của người dân?

Nhân quyền gì khi mà chính họ lại thường xuyên cổ súy cho những hành vi bạo lực xã hội, mà vụ Đặng Ngọc Viết (Một tên giết người hàng loạt) ở Thái Bình là một ví dụ điển hình.

Nhân quyền kiểu gì mà họ thường xuyên có những bài viết xuyên tạc sự thật, vu cáo, bôi nhọ danh dự của người khác?

Nhân quyền kiểu gì mà họ thường xuyên lợi dụng danh nghĩa của các tổ chức xã hội dân sự để lập quỹ kiếm lời và biển thủ tiền đóng góp của những người dân lương thiện, hoặc cổ vũ cho những hành vi trốn thuế kiểu như Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Hải?

Nhân quyền kiểu gì mà họ chỉ biết bênh vực những kẻ táng tận lương tâm, buôn thần bán thánh, môi giới mại dâm, "lấy lỗ làm lãi", và cầu cho Trung Quốc đánh Việt Nam như Bùi Thị Minh Hằng?

Và nhân quyền kiểu gì mà suốt ngày dựng chuyện xuyên tạc, người này tuyệt thực, người kia mất tay, đả phá, công kích nhà nước?

Thành phần ấy không thể là những "người bảo vệ nhân quyền".

2. Mục đích của buổi tọa đàm

Theo như TS Nguyễn Quang A, mục tiêu cuộc tọa đàm thực chất là để giới thiệu cho công chúng Việt Nam, những người trong bộ máy công quyền hiểu rõ những người bảo vệ nhân quyền là ai, có những quyền gì và nghĩa vụ của nhà nước là ra sao. Và rằng, nhằm "phổ biến và giám sát" quá trình thực thi những khuyến nghị trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền (UPR) hồi tháng Sáu.

Tuyên bố của ông Quang A mỹ miều, nhưng người dân không khó để nhận ra mục đích chính của nó. Và cũng thật nực cười khi nhưng băng nhóm này tự cho mình có một "sứ mạng cao cả" là phổ biến và giám sát" quá trình thực thi những khuyến nghị trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền.

Thật không quá lời khi nói rằng mục đích của họ không phải là "nhằm "phổ biến và giám sát" quá trình thực thi những khuyến nghị trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền (UPR) hồi tháng Sáu" như ông Quang A nói, bởi những người tham dự, tham luận, tham gia đều không có kiến thức tối thiểu, và hoàn toàn không có tư cách để bàn về điều đó.

Việc tụ tập ở nhà thờ Thái Hà có những mục đích chính sau:

- Từng bước công khai hóa, tiến tới hợp pháp hóa các tổ chức mang danh "xã hội dân sự", dưới sức ép của dư luận quốc tế và trong nước. 

Một người bạn tham gia nhóm NonU FC đã thông báo rằng, ông Nguyễn Quang A, trong vụ việc này đã tỏ ra khá nhanh nhạy nhằm giữ phần "Thủ lĩnh" cho các "tổ chức xã hội dân sự", tránh hiện tượng xung đột kinh tế và vai trò ảnh hưởng như Phạm Chí Dũng và Ngô Nhật Đăng. Mặt khác, qua tọa đàm này, ông muốn các tổ chức quốc tế và khách mời nước ngoài ủng hộ mình bằng kênh ngoại giao, gâp sức ép tới chính quyền, đòi sửa Hiến pháp và các luật có liên quan. Điều này thể hiện rất rõ khi ông Quang A nói: "Khi đã hiểu ra thì người ta có thể sửa đổi các quy định pháp luật để những hoạt động như vậy không còn gặp những trở ngại như ngày hôm nay".

- Thông qua buổi tọa đàm để liên kết, thống nhất phương thức hoạt động trong tương lai, ngõ hầu khắc phục tình trạng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược", tranh chấp ảnh hưởng và tài chính như hiện nay. 

Ông Quang A là người có học, và ông không khó để nhận ra rằng, những băng nhóm mang danh "xã hội dân sự" thời gian qua đã có những xung đột về ảnh hưởng và lợi ích. Đã có những cuộc thanh trừng, loại bỏ, và dự báo xung đột còn tiếp tục diễn ra. Điển hình nhất là vụ "NonU FC" và vụ "Hội nhà báo độc lập Việt Nam". Tất nhiên, với việc thống nhất này, vai trò điều hành sẽ phải là Nguyễn Quang A.

Đọc thêm »

"TỌA ĐÀM VỀ NGƯỜI BẢO VỆ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM" VÀ CHIÊU NÚP BÓNG NHÀ THỜ Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Unknown

1 nhận xét:

  1. Những kẻ lợi dụng và núp bóng nhà thờ để xuyên tạc và chống phá đất nước phải bị nghiêm trị

    Trả lờiXóa

comment xây dựng Tre Làng Blog nhớ viết có dấu, có lịch sự